Tại sao ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên bất mãn với cuộc sống?
Mỗi khi không được như ý, các em luôn than vãn “thầy thế này, cô thế kia, bố mẹ chẳng hiểu mình…”
Vậy nguyên nhân của việc không được như ý và bất mãn đến từ đâu, các mẹ có biết không?
…
Nó đến từ chính cách các mẹ đã trò chuyện với con khi còn bé!
Mỗi khi học viên đăng ký lớp học Sơ đồ tiềm thức (Submap) hay How to use your head. Tôi đều yêu cầu các em ấy phải gọi điện trực tiếp cho tôi. Và tôi phát hiện ra, GIAO TIẾP của nhiều em có vấn đề, đặc biệt là các em ở miền Nam. Lúc đầu tôi nghĩ là do văn hóa vùng miền. Nhưng khi tiềm hiểu sâu hơn về sự hình thành ngôn ngữ của con người, tôi hiểu ra rằng, đó không hẳn là vấn đề vùng miền, mà chính là cách bố mẹ đã trò chuyện với con ảnh hưởng nên.
Hãy tưởng tượng, bạn muốn ăn kem, mà không nói – diễn đạt được mình muốn ăn kem, thì khó để người khác có thể đáp ứng nhu cầu của bạn. Khi không được thỏa mãn, bạn sẽ dần trở nên bất mãn.
Bởi vậy, học cách diễn đạt điều mình muốn (nói) là một kỹ năng quan trọng các mẹ cần chú ý rèn giũa cho con. Sau đây, Bs Đại sẽ đưa ra 3 mẹo để các mẹ chủ động giúp con phát triển năng lực ngôn ngữ ngay từ bé.
Khi con bập bẹ tập nói, chỉ cần nghe thấy con “bà bà, ba ba…” là bố mẹ đã sung sướng và “nhào vô” nói thay con rồi. Dần dần, điều này vô hình dung trở thành thói quen.
Khi con lớn hơn chút, bố mẹ đã hình thành thói quen cố hữu: NÓI THAY CON. Ví dụ: Đến giữa buổi sáng, con chạy vào kéo áo mẹ và nói:
“Mẹ! Sữa.”
Thế là mẹ “Con đói rồi hả? Con muốn uống sữa hả?”
Hiểu con là điều tuyệt vời. Nhưng mẹ hãy nhẫn nại một chút. Đừng nói thay con. Hãy hỏi con “Ừ sữa! Con muốn gì?”
Nếu con nói “Đói”, “Uống” … hay bất kỳ câu nào không đầy đủ chủ ngữ vị ngữ. Mẹ hãy kiên nhẫn hơn. Nếu là lần đầu, hãy dạy con nói. Nhưng nếu đã nhiều lần, mẹ cần dũng cảm khước từ đòi hỏi nếu con chưa diễn đạt được điều con muốn.
Nhiều mẹ thấy con bập bẹ nói, và cũng bập bẹ theo con (với suy nghĩ đồng cảm). Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những bố mẹ giao tiếp với con như người lớn – xem con như một người lớn, nghe được, hiểu được – thì đứa trẻ đó trưởng thành về ngôn ngữ vượt trội với những đứa trẻ khác.
Vậy nên, hãy nói chuyện với con như tông giọng, âm điệu lúc mẹ trò chuyện bình thường trong cuộc sống, mẹ nhé!
Truyện tranh là khởi động tuyệt vời cho con phát triển ngôn ngữ. Ở đó có hình ảnh giúp con ghi nhớ tốt. Đồng thời, ở đó có những câu đơn giản, mà vẫn đủ chủ ngữ vị ngữ để con học theo.
Nhiều bố mẹ sau khi ra tốt nghiệp THPT, Đại học – Cao đẳng đã chán ngán với việc đọc sách. Nhưng nhờ con, có con làm động lực, mà quay trở lại với đọc sách. Các mẹ hãy nhớ con sẽ SAO CHÉP gần như những gì nó thấy từ bố mẹ.
Mong rằng với 3 mẹo trên đây, các mẹ có thể áp dụng ngay để giúp con phát triển năng lực ngôn ngữ từ sớm. Mẹ hãy luôn nhớ, nếu không diễn đạt được điều mình muốn, sẽ là trở ngại rất lớn lúc con bước vào đời.
Tác giả: Bs Lê Trọng Đại
P/s: MomCareVN xin gửi tặng bạn sách MomCare Book: 18 bài học nuôi dạy con nên người. Bạn tải về Ở ĐÂY
MomCareVN rất hạnh phúc khi được đồng hành cùng bố mẹ nuôi dạy con nên người. Bố mẹ có thể đăng ký nhận bản tin chia sẻ những mẹo hữu ích để nuôi dạy con Ở ĐÂY. Mỗi tuần chúng tôi sẽ gửi 1 bản tin tới bố mẹ qua Messenger.
P/ss: MomCareVN đã hợp tác cùng Bs. Đại để xây dựng và phát triển chương trình học chuyên sâu MomCare: Mẹ học hỏi, Con tài giỏi! Với mục đích hướng dẫn bố mẹ cách nuôi dạy con 5 – 15 tuổi phát triển toàn diện (thể chất – tinh thần – cảm xúc – tâm linh). Bạn xem thông tin lớp học MomCare chuyên sâu TẠI ĐÂY
https://www.facebook.com/momcarepro/
https://www.youtube.com/channel/UCs7nOWjwdeTF_MenXHGl1kw