NỤ CƯỜI CHẠM TỚI TRÁI TIM TÔI

Có lẽ bạn cũng đã nhiều lần bắt gặp những nụ cười tình cờ trong cuộc sống. Là một bác sĩ siêu âm, tôi cũng được tiếp xúc với khá nhiều người, đặc biệt là các cháu nhỏ. Nói thật, nhiều ca siêu âm cho các cháu cũng nản lắm. Muốn ngọt ngào cũng khó, bởi cháu cứ giãy giũa và khóc om sòm vì ám ảnh của nỗi sợ đau lấy máu trước đó.

Thế nhưng, cũng có nhiều ca yêu lắm. “Nào con trai/con gái, nằm lên giường bác xem nào” Tôi vẫn xưng hô như vậy khi siêu âm cho các cháu nhỏ. Có cháu ngoan ngoan, cười khúc khích vì nhột khi đầu dò lướt trên bụng. Nhưng cũng có cháu thì mếu máo, khóc thét vì sợ cái máy to đùng, to gấp nhiều lần cái kim lấy máu trước đó. Nhưng sau cùng, khi xuống khỏi giường siêu âm, tụi nhỏ đều giờ bàn tay nhỏ xíu …

“Ô! Thế con không chào bác à?” Tôi trêu.

“Con chào hai bác đi con” Bố hoặc mẹ cháu vừa lấy kết quả vừa bế con vừa nịnh.

“Con con chào bác ạ” Nhiều lần nghe chẳng rõ tiếng đâu.

Tôi lại nhõng nhẽo “Con nói lại nào. Nói to lên chứ. Bác chưa nghe thấy gì cả”.

“Con chào bác ạ”. Cháu thì mếu, cháu thì cười khúc khích, cháu thì chỉ giơ bàn tay nhỏ xíu hơu hơu chào. Rồi tôi lại mời bác tiếp theo. Cái bận rộn tấp nập của nơi được gọi là “cửa ngõ” của bệnh viện lại làm tôi quên đi hình ảnh những thiên thần đó.

Nhưng đêm qua, đã có điều gì đó khác thường xảy ra trong tôi. Tôi chẳng biết được. Nó quen thuộc chứ nhỉ? Dường như tôi đã từng cảm nhận đc cái cảm xúc này. Nhưng mà tôi quên, hay giờ đây nó mới rõ ràng như vậy? Ở các góc phố Hà Nội không khó để bắt gặp những em bé nhếch nhác đứng ở ngã ba, ngã tư đường. Cùng với đó là một bà mẹ quần áo tả tơi xin từng đồng của người qua đường. Tôi thấy có gì đó cảm thương. Và tôi tin ai nhìn thấy cũng có tình cảm đó. Nhưng rồi bận rộn với nhịp sống, tôi lại quên đi. Dần dần hoá thành “trơ” thì phải.

Nhưng đêm hôm qua, khi dừng đèn đỏ ở cầu Kim Ngưu đợi rẽ đường Tam Trinh về nhà. Cả năm nay tôi vẫn ở lại bệnh viện làm việc đến tối muộn, 21h mới về, kể cả thứ 7 và chủ nhật, trừ những hôm đi học. Cháu bé khoảng 20 tháng được ngồi kẹp giữa bố cầm láy và mẹ ngồi sau. Bố mẹ cháu trạc tuổi tôi, có khi ít hơn tôi ấy chứ. Nó cứ rúc vào lòng mẹ, rồi lại ngoa đầu ra khúc khích cười với tôi.

“Ôi trời! Yêu quá”. Tôi đeo kính và khẩu trang nhưng vẫn cười và gật đầu tủm tỉm với cháu. Tôi đoán đó là bé gái. Có thể tôi sai, nhưng chẳng sao cả. Cháu vẫn tiếp tục hí hửng nhe hàm răng sữa với tôi khi xe bắt đầu lăn bánh trở lại. Bố mẹ cháu không biết cuộc trò chuyện giữa tôi và cháu.

Tôi nhìn thấy sự lo lắng bận rộn và cả hối hả trong mắt hai vợ chồng trẻ. Tâm trí tôi cũng tái hiện hình ảnh những đứa trẻ nhếch nhác lang thang góc phố Hà Nội. Rồi những đứa trẻ lem luốc vọc đất vọc cái – đây chính là tôi ngày nhỏ – cũng ùa về.

Bố mẹ nó chắc cũng đang có đầy mối bận tâm lo toan như bố mẹ mình ngày xưa” Tôi nghĩ vậy.

Xưa, và ngay cả bây giờ mỗi lần về quê, tôi chỉ mong bố mẹ ngồi với tôi, chơi với tôi, lắng nghe tôi nói những suy nghĩ – ý tưởng hay những trò đùa với lũ trẻ hàng xóm. Nhưng bố mẹ luôn bận rộn. Đến ăn uống cũng bận rộn, tấp nập cho qua loa.

Chắc bố mẹ nó cũng ko tận hưởng hết những nụ cười hóm hỉnh và đáng yêu như vừa rồi đâu”. Tôi nghĩ mình đã may mắn.

Tôi nghĩ mình đã từng được thấy những nụ cười như này rồi. Và tôi tin bạn cũng được tận hưởng nụ cười kiểu ấy hơn một lần. Nhưng cái bối cảnh lúc đó, khi tôi đang cảm thấy thư giãn và nhẹ nhõm khi hoàn thành tập sách thứ 3 – nhiệm vụ cuối cùng của nửa đầu cuộc đời – đã cho tôi cơ hội được tận hưởng nó, xâu chuỗi nó với toàn bộ những ký ức mà mình đã trải qua. Và tôi cũng đang tự hỏi “Nửa cuộc đời còn lại, điều gì sẽ có ý nghĩa với mình đây?”. Tôi chợt thấy nụ cười ấy. Trái tim tôi rúng động. Tôi cảm thấy ấm áp và tràn đầy hạnh phúc khi cười theo cháu bé.

“Năng lực càng cao, trách nhiệm càng lớn”. Có lẽ bạn không còn lạ với câu nơi của chú Ben dặn người nhện. Lúc tôi cười với cháu bé. Tôi nhớ đến hình ảnh chú Ben và người nhện. Tôi không biết mình có năng lực cỡ nào. Nhưng tôi tin mình có thể làm gì đó, để những nụ cười trên môi các cháu trọn vẹn hơn. Có thể là khi bố mẹ các cháu có nhiều thời gian hơn, thư giãn hơn để tận hưởng những nụ cười đó.

Tôi, và ai đó, tạo ra công ăn việc làm tốt hơn cho bố mẹ của các cháu. Cho bố mẹ của những gia đình vùng thôn quê, dân tộc thiểu số … đang phải để con ở nhà cho ông bà và bươn chải nơi xa xôi. Tôi và ai đó có thể tạo dựng những nhà máy, công xưởng nơi gần nhà họ, để họ không phải tha hương nữa. Tôi và ai đó có thể giúp họ tự chủ về nền kinh tế cá nhân/gia đình để họ tận hưởng trọn vẹn nụ cười trên môi đó. Trái tim tôi đã rúng động. Và giờ nó đang hát, đang hào hứng với dự định này. Tôi biết sức mình tôi có hạn. Nhưng tôi cũng biết, có rất nhiều người sẽ cùng chung tay với tôi. Tôi mong rằng người đó là bạn!

Cảm ơn bạn!

Hà Nội, Ngày 21/10/2018

Bác sĩ, tác giả: Lê Trọng Đại (email: bsletrongdai@gmail.com)

Facebook | Youtube

P/s: Bs Đại có quà tặng bạn nè! DOWNLOAD MIỄN PHÍ sách:

 Dám khác biệt, dám dẫn đầu (NXB Lao động):

 Bản lĩnh (NXB Lao động và Thái Hà Books):

 Sống trọn cùng đam mê (NXB Lao động và Thái Hà Books):

 

 


TẠI SAO BS LÊ TRỌNG ĐẠI TỔ CHỨC CHUỖI SỰ KIỆN THẤU HIỂU VÀ YÊU THƯƠNG?

CHIA SẺ CỦA CÁC CON.

Tôi tin rằng bố mẹ nào cũng muốn được nghe những chia sẻ kiểu như thế này từ con cái của mình. Hãy lắng nghe để thực sự THẤU HIỂU con cái mình.

0981.81.51.68
1
Bạn cần hỗ trợ?
Chát với chúng tôi