MOMCARE | MẸO ĐỂ CON THÍCH ĐỌC SÁCH

Mẹ: “Bs Đại ơi, cu Tí nhà chị lười đọc sách lắm. Chị sợ nó lại giống chị ^^ Cứ cầm sách lên là buồn ngủ. Phải làm sao đây Bs Đại?”

Bs Đại: “Có cách đấy chị ạ!”

Bố mẹ nào cũng biết đọc sách có ích cho việc phát triển tri thức của con. Nhưng để con yêu thích việc đọc sách thì không phải bố mẹ nào cũng làm được. Đặc biệt là với sự tất bật của cuộc sống, hầu như bố mẹ cũng có ít thời gian đọc sách để làm gương cho con.

Trước khi gợi ý 3 mẹo giúp con thích đọc sách, Bs Đại sẽ chia sẻ 2 tật xấu (hay thói quen) khi đọc sách của trẻ, để bố mẹ hiểu và sẵn sàng tâm lý:

  • Con thường đọc một chút rồi bỏ ngang.

Có nhiều lý do dẫn đến việc này. Thứ nhất, do sự phát triển chưa toàn diện của hệ thần kinh, nên khả năng tập trung của trẻ rất hạn chế. Với người lớn có thể tập trung làm việc trong thời gian dài 60 – 90 phút, nhưng với trẻ, thời gian đó chỉ 5-7 phút. Thứ hai, trẻ làm việc dễ và làm việc mình thích, chứ chưa biết đến sự kỷ luật để tự nhắc mình phải làm đến cùng những gì đã bắt đầu. Nhiều khi trẻ chọn quyển sách đó vì bìa đẹp, tranh trong sách đẹp, chứ khi đọc nội dung thì nhàm chán nên mất hứng thú rồi bỏ ngang.

Hiểu được điều này, bố mẹ đừng ép con quá mức, sẽ làm con hình thành tâm lý sợ đọc sách (như sợ ăn vậy).

  • Con chỉ đọc những gì con thích.

(Như tôi vừa chia sẻ ở trên)

Vậy làm thế nào để con hứng thú với việc đọc sách, và tiếp nhận nguồn tri thức vô tận từ sách đây? Bố mẹ có thể thực hiện theo 3 gợi ý dưới đây:

1.Bố mẹ làm gương

Tôi hiểu được sự bận rộn mà bố mẹ đang phải trải qua để có được nền tảng tài chính cho cuộc sống gia đình. Nhưng nếu bố mẹ nào không có thời gian bên con để dưỡng dục con, thì phải xem lại chính mình. Chúng ta đã biết cân đối cuộc sống chưa? Biết quản lý thời gian, công việc, các mối quan hệ … của mình chưa? Nếu đã xoay sở mà vẫn chưa thể có thời gian cho con, thì tôi gợi ý bố mẹ nên tìm đọc sách về cách làm việc hiệu quả. Và quyển sách Để hiệu quả trong công việc của Brain Tracy là một gợi ý tuyệt vời. Bố mẹ hãy nhớ, con sẽ trở nên giống với người ở gần mình (Khả năng cao là bác giúp việc nhà). Anh chị muốn con thông minh hơn, vậy phải ý thức được việc này.

Người Do Thái, họ làm theo lời răn dạy của Kinh Luật, nên dù bận rộn thế nào cũng sẽ có ngày Chủ nhật (ngày Sa-bát) không làm gì cả, mà dành thời gian cho Chúa, cho bản thân và gia đình. Anh chị cũng nên học hỏi.

Vào ngày nghỉ này, hãy đưa con đến nhà sách. Có thể chưa cần mua, nhưng anh chị hãy đứng và đọc, tìm hiểu sách ở đó. Con trẻ học bằng cách nhìn, quan sát, và bắt chước. Còn những ngày trong tuần, khi làm việc ở nhà, hãy để con nhìn thấy anh chị đọc sách và làm việc. Con sẽ bắt chước những gì con thấy.

2. Bắt đầu dễ dàng.

Điều quan trọng là phải khơi gợi được sự hứng thú cho con lúc bắt đầu. Đừng để con nản ngay lần đầu tiên. Vì vậy, hãy đưa con đi nhà sách cùng. Và cho con biết rõ: “Hôm nay, con được chọn 2 quyển sách mà con thích nhất. Nhớ chỉ 2 quyển thôi đấy! Rồi, đi tìm quyển sách của con đi.”

Nhiều lúc con sẽ chọn những quyển sách mà bố mẹ không ưng ý. Nhưng hãy rộng lòng, và nhớ rằng, mục đích của chúng ta ở đây là khơi gợi sự hứng thú và thói quen đọc sách ở con. Chúng ta sẽ uốn nắn nội dung dần theo thời gian. Chỉ cần con đọc (và sẽ đọc hết) như vậy là đạt được mục tiêu ở giai đoạn này rồi.

3. Cùng con chia sẻ các bài học

Đây là bước mà nhiều bố mẹ đã bỏ qua. Thật tệ khi mà bạn cứ tưới nước, tưới nước, và tưới nước cho cây cảnh mà không đánh giá xem nó có lớn lên không hay đang bị ngập úng.

Nhiều bố mẹ rất thích mua sách, và cứ mua thật nhiều với hy vọng con sẽ đọc. Việc mua sách là tốt, nhưng chúng ta cần phải xem con có đọc không (vì không đúng thể loại con thích), và quan trọng là có rút ra được bài học gì ý nghĩa hay không.

Với vốn trải nghiệm ít, trẻ thường chỉ đọc những thứ mang lại sự vui thích nhất thời. Và thường không rút ra được bài học cho bản thân. Nên việc bố mẹ dành thời gian để thảo luận cùng con về những bài học NÊN/KHÔNG NÊN làm theo sau mỗi lần đọc sách là việc rất cần thiết.

Bố mẹ nào cũng muốn truyền đạt lại sự khôn ngoan cho con cái. Và việc dành thời gian thảo luận với con về các bài học từ truyện ngụ ngôn là cách hiệu quả để đạt được mục đích đó.

Mong rằng với 3 gợi ý trên, các mẹ có thể chủ động kiến tạo môi trường thuận lợi để con hứng thú với sách. Hành trình ngàn dặm cũng phải bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Nếu có thể làm được việc gì ngay, mẹ hãy làm ngay nhé. Ví dụ: Lôi quyển sách trên giá xuống, gọi con ngồi vào lòng và đọc mẫu truyện nhỏ cho con nghe. Rồi hỏi con về điều con thích, nhân vật con thích, và chia sẻ bài học của mẹ cho con nghe …

Tác giả: Bs. Lê Trọng Đại

P/s: MomCareVN xin gửi tặng bạn sách MomCare Book: 18 bài học nuôi dạy con nên người. Bạn tải về Ở ĐÂY

MomCareVN rất hạnh phúc khi được đồng hành cùng bố mẹ nuôi dạy con nên người. Bố mẹ có thể đăng ký nhận bản tin chia sẻ những mẹo hữu ích để nuôi dạy con Ở ĐÂY. Mỗi tuần chúng tôi sẽ gửi 1 bản tin tới bố mẹ qua Messenger.

P/ss: MomCareVN đã hợp tác cùng Bs. Đại để xây dựng và phát triển chương trình học chuyên sâu MomCare: Mẹ học hỏi, Con tài giỏi! Với mục đích hướng dẫn bố mẹ cách nuôi dạy con 5 – 15 tuổi phát triển toàn diện (thể chất – tinh thần – cảm xúc – tâm linh). Bạn xem thông tin lớp học MomCare chuyên sâu TẠI ĐÂY

KẾT NỐI & CHIA SẺ CÙNG MomCareVN

https://www.facebook.com/momcarepro/

https://www.youtube.com/channel/UCs7nOWjwdeTF_MenXHGl1kw

  • Spotify: MomCare VN
Chia sẻ bài viết này
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thực hiện phép tính (chống spam) *

0981.81.51.68
1
Bạn cần hỗ trợ?
Chát với chúng tôi