Xin chào các anh chị phụ huynh và các em học sinh THPT đang quan tâm tới ngành Y Dược.
Tôi là Bác sĩ Lê Trọng Đại, hiện đang công tác trong chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA), và mảng mà tôi đi sâu vào là siêu âm thai và sàng lọc dị tật thai. Anh chị có thể theo dõi công việc chuyên môn hàng ngày của tôi bằng cách tìm kiếm từ khóa “Bs Đại – Siêu âm thai” trên Google/Tiktok/Youtube/Facebook.
Ngoài công việc chuyên môn, tôi cũng có một niềm đam mê cháy bỏng trong suốt hơn 14 năm qua (từ tháng 11/2010 đến nay), là hướng dẫn các bạn sinh viên Y Dược, các bác sĩ, bác sĩ nội trú (BSNT) biết cách để học nhàn mà hiệu quả, đạt học bổng và có nhiều thời gian theo đuổi những đam mê riêng (ví dụ: Học tiếng Anh, đi làm thêm, tham gia các hoạt động ngoại khóa và rèn kỹ năng sống, để hiểu nhu cầu của xã hội và chuẩn bị những cơ hội khi tốt nghiệp trường Y Dược). Suốt hơn 14 năm qua, hàng chục ngàn sinh viên, bác sĩ đã theo học trực tiếp bác sĩ Đại thông qua chương trình Học Nhàn Mà Hiệu Quả tại trường Y Dược – tên chính xác của nó là How to use your head (HUH) (dịch word by word sẽ là: Cách sử dụng cái đầu của bạn; Cách tối ưu hóa não bộ của bạn…).
Và từ mùa tuyển sinh năm 2020 đến nay, tôi đã liên tục dành thời gian trò chuyện, chia sẻ cùng các anh chị phụ huynh và các em học sinh THPT về định hướng tương lai khi bạn theo học ngành Y Dược. Với một mong muốn duy nhất: Các em có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt, để rộng cửa cơ hội trong tương lai. Từ đó có thể sống cuộc đời viên mãn trọn vẹn: Được làm điều mình yêu thích đam mê, giàu có về sức khỏe và tiền bạc, có thời gian cho bản thân và gia đình. Cuộc sống hiện tại của bác sĩ Đại rất viên mãn và trọn vẹn. Và bác sĩ Đại mong rằng, các em học sinh THPT bằng cách tận dụng những hiểu biết – kinh nghiệm của bác sĩ Đại, sẽ có cuộc sống trọn vẹn như vậy.
Trong suốt gần 5 năm trò chuyện về chủ đề “Tốt nghiệp THPT, có nên theo học ngành Y Dược không?”, hay “Tương lai nào cho em khi theo học ngành Y Dược?”. Đối tượng theo dõi các buổi trò chuyện này không chỉ là các anh chị phụ huynh và các em học sinh THPT đang quan tâm tới ngành Y Dược. Mà có rất nhiều bạn sinh viên ngành Y Dược, các bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên… (Những người đang trực tiếp công tác trong ngành Y Dược). Các bạn ấy đã ước được nghe những điều bác sĩ Đại chia sẻ từ 5, 10, 20 năm trước. Lúc các bạn ấy đang ở ngưỡng cửa cuộc đời như các em học sinh THPT bây giờ.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Nhưng điều bác sĩ Đại chia sẻ chẳng có trong sách vở nào cả. Chẳng có sách vở nào viết những điều như vậy cả. Vì cuộc sống không giống ở trường lớp. Ở trường lớp, 1 + 1 = 2. Nếu khác đi bạn sẽ bị đánh trượt. Nhưng ở cuộc sống, 1 + 1 = tùy! Nếu bạn trả lời 1 + 1 = tùy cho thầy cô ở trường nghe, họ sẽ đánh trượt bạn. Vì nó vượt ngoài hiểu biết của thầy cô. (Đó cũng là lý do, các thầy cô vẫn còn chật vật trong cuộc sống, vẫn sụp đổ và ngã gục khi rời bục giảng đi kinh doanh).
Để bác sĩ Đại lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu. Bạn học Điều dưỡng, về lý thuyết (như trong trường lớp), bạn phải làm công việc của Điều dưỡng, bạn phải được phân nhiệm vụ của một Điều dưỡng. Nhưng trong thực tế lại khác, ông chủ – hoặc người lãnh đạo trực tiếp của bạn sẽ phân nhiệm vụ cho bạn tùy (đấy! chữ TÙY xuất hiện rồi đấy) tình hình thực tế thay đổi của cơ quan. Bạn có thể được điều động sang làm những vị trí tương đương hoặc có yêu cầu thấp hơn về chuyên môn. Trong thực tế, một Điều dưỡng viên có thể làm công việc của một lễ tân, thu ngân, thư ký y khoa, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên hình ảnh… thậm chí bảo vệ… Cuộc sống mà! Trăm hay không bằng tay quen. Cứ có người chỉ dẫn, thì rồi bạn sẽ làm được những việc cơ bản/ phổ thông thôi.
Cho nên những điều bác sĩ Đại chia sẻ, nó vượt tầm hiểu biết của nhiều anh chị phụ huynh, nhiều học sinh THPT, nhiều sinh viên Y Dược (Những bạn còn đang mài đít trên ghế nhà trường, chưa hiểu sự đời. Chỉ được cái ăn hại nói phét, tốn cơm bố mẹ là giỏi thôi). Nếu muốn mua một bất động sản, bạn sẽ hỏi người thường xuyên mua bán bất động sản, đang sống và làm việc hằng ngày với bất động sản. Hay bạn sẽ đi hỏi bà bán cá, ông bán thịt để mua bất động sản? Trong đầu của bà bán cá, cái giỏi nhất là cá nào thì béo ngon, mùa nào có cá nào. Tương tự vậy, nếu bạn muốn biết tương lai của mình sẽ như thế nào khi theo học ngành Y Dược, hãy đi hỏi bác sĩ Đại, đi học những anh chị cô dì chú bác đang trực tiếp sống học tập và làm việc trong ngành Y Dược. Đừng đi hỏi mấy bà hàng xóm, cũng đừng hỏi mấy bạn sinh viên Y Dược còn ngồi trên ghế nhà trường (thân họ còn chưa lo nổi cho họ đâu. Tương lai họ thế nào chính họ còn chưa biết đâu).
TẠI SAO BÁC SĨ LÊ TRỌNG ĐẠI DÀNH THỜI GIAN TRÒ CHUYỆN VỚI CÁC EM HỌC SINH THPT?
Còn nhớ thời gian học Chuyên khoa 1 CĐHA ở Đại học Y Dược TP. HCM. Tôi ngẫm ra một điều rất thú vị. Trong khoa CĐHA có 2 đối tượng chính: 1/ Bác sĩ CĐHA (bác sĩ Đại) 2/ Kỹ thuật viên (KTV) hình ảnh. Nhiều anh chị KTV làm lâu năm, với lợi thế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, sẽ có thể đọc được những phim chấn thương, thậm chí còn nhanh hơn bác sĩ CĐHA. Như vậy, về mặt thực tế cuộc sống và công việc, các bạn KTV có thể đọc được phim, làm được những việc cơ bản của bác sĩ CĐHA. (Nhiều bạn KTV ham học hỏi thậm chí còn giỏi hơn các bác sĩ trẻ đấy. Bác sĩ Đại gặp nhiều rồi). Nhưng về mặt pháp lý, thì lại không cho phép các bạn ấy làm. Vậy rõ ràng, chỉ vì một lựa chọn (không hợp lý lúc tốt nghiệp THPT), mà cả cuộc đời các bạn ấy bị bó/ bị trói buộc ở đó. Bạn là KTV thì cả đời bạn sẽ là KTV, và chỉ được làm những công việc của KTV, dù bạn có thể ham học hỏi và làm được những công việc của bác sĩ. Và điều đó nó cũng giới hạn cơ hội về nghề nghiệp và thu nhập của bạn. Cụ thể, thu nhập một bạn KTV hình ảnh trung bình # 10 – 15 triệu/tháng, thu nhập một bác sĩ CĐHA # 40 – 50 triệu/tháng. Bạn thấy chênh lệch 4 – 5 lần chưa? Bạn sẽ lựa chọn con đường nào? Đang nào cũng vất vả, hãy vất vả và giàu có! Bạn hiểu ý tôi phải không?
Ngành Y Dược là ngành hành nghề có điều kiện. Bạn không thể vỗ ngực trước Bộ Y tế, Sở Y tế và cơ quan chức năng và nói: “Cái này tôi làm được! Tôi được cầm tay chỉ việc bao năm nay rồi. Để tôi làm cho anh chị xem…” “Không nhé! Chúng tôi chưa quan tâm anh làm được hay không. Đầu tiên anh có bằng cấp phù hợp để được phép làm kỹ thuật/dịch vụ đó không đã”. Người ta không quan tâm bằng đó, chứng chỉ đó từ trường nào. Trước hết, bạn có phải bằng cấp/chứng chỉ phù hợp với những kỹ thuật bạn muốn làm đã. Bạn có! Bạn được phép làm. Bạn không có! Đóng cửa, niêm phong. Cố tình làm trái, phạt hành chính, nghiêm trọng hơn thì phạt hình sự. Bạn hiểu chứ? Ngành Y là ngành hành nghề có điều kiện (Nhớ nhé!).
Cho nên phải thật sáng suốt khi quyết định theo học hướng nào (học bác sĩ hay Điều dưỡng, KTV…; Bác sĩ thì học Y khoa hay RHM, YHCT…?)
“Lựa chọn hôm nay, tương lai mai sau”
Và lựa chọn hôm nay, có thể quyết định vận mệnh nhiều đời sau của bạn nữa đấy. Tôi không nói quá đâu. Có một số bạn đủ điểm để học bác sĩ (BSĐK, BS RHM). Nhưng vì nghĩ ngắn, nông cạn: “Em sợ bố mẹ em vất vả, không đủ kinh tế lo cho em học. Nên em đi học trung cấp y sĩ…” Đó là ngu đấy! Sẽ là quyết định ngu nhất trong cuộc đời em đấy. Cũng xứng đang thôi. Thành công không dành cho những kẻ nghĩ ngắn. Em đang có cơ hội để xoay chuyển vận mệnh cả nhà em. Bố mẹ em đã vất vả, và sẽ sẵn sàng để vất vả thêm 10 – 15 năm nữa. Và sau 10 – 15 năm đó, cả nhà em sẽ đổi đời. Còn nếu theo ngu ý của em, thì cả đời bố mẹ vất vả rồi, tiếp theo đến đời em. Và với tư duy đó, đời con em, cháu em… nếu không có sự đột biến nào đó, không được ai khai sáng, thì lại tiếp tục lối mòn tư duy đen tối đó thôi. Cho nên, có những cơ hội để thay đổi cuộc đời của cả dòng họ (cả lò) nhà em, em phải nắm lấy. Bố mẹ nào cũng thế (bác sĩ Đại cũng làm bố, bác sĩ Đại hiểu), có vất vả hơn chút, nhưng con cái nó thành đạt, nó hơn mình thì mình cũng thấy hành phúc và xứng đáng với sự vất vả đó. Còn mình có nhàn đi một chút, mà con cái tụt hậu, thì chỉ thấy tụi nhục căm hờn thôi. Thông minh và nghĩ dài lên nhé các em học sinh THPT. Còn nếu bố mẹ em có trót bị nhiễm cái tư duy tủn mủn bạc nhược từ ông cha em, rồi giờ bắt em cũng phải tủn mủn như vậy, thì số phận em mạt rồi. Giờ phải xem em có đủ bản lĩnh để bứt ra cái vòng luẩn quẩn đó của gia đình em hay không thôi. Chúc em may mắn!
Một số bạn đọc đến đây, sẽ bảo sao thầy (bác sĩ Đại) chua ngoa thế. Vâng! Đoạn này thầy cần phải chua ngoa vậy, mới khiêu khích được lòng tự trọng trong các bạn. Để các bạn tăng xông lên. Từ đó mới đủ mạnh mẽ để hành động vượt ngưỡng bình thường. Bạn muốn có kết quả khác đi, tốt hơn. Bạn phải nghĩ khác đi, làm khác đi. Nếu cứ nghĩ như đã nghĩ, sẽ chỉ làm như đã làm, và chỉ đường những điều đang có. Và dòng họ (ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác…) lớn lên cùng nhau, ảnh hưởng cùng nhau, và suy nghĩ phần nhiều sẽ giống nhau. Cho nên cứ bình bình như nhau vậy. Phải có ai đó bứt lên (thầy mong đó chính là bạn), nghĩ khác đi, thì mới mong dòng họ nở mày nở mặt được, các bạn ạ. Thầy thà nhận tiếng xấu vào mình (là chua ngoa), mà có thể giúp các em tỉnh giấc, để có lựa chọn đúng, rồi sau này cuộc sống tốt hơn. Chứ không ngồi đây để vuốt đuôi, nịnh nọt, dỗ ngon dỗ ngọt các em – Đó không phải là con người của thầy. Và ở thời điểm này, các em cũng không cần những lời nịnh nọt, các em cần những lời thật từ cuộc sống. Cứ chuẩn bị đi là vừa. Thủ khoa đầu vào à? Vào trường Y Dược rồi sẽ biết: “Hóa ra mình không giỏi như mình nghĩ” Vẫn trượt môn, vẫn lẹt đẹt bết bát như thường.
BÁC SĨ ĐẠI CÓ THU PHÍ TRÒ CHUYỆN/CHIA SẺ VỚI CÁC EM HỌC SINH THPT KHÔNG?
Tôi trả lời ngay nhé: “Không!” Các bạn cứ lên kênh Youtube/Tiktok: Bs. Lê Trọng Đại lúc 22h30 – 23h30 Thứ 3, Thứ 7 hàng tuần để đặt câu hỏi nhé.
Mỗi ngày bác sĩ Đại có 3 khoảng thời gian: 1/Thời gian cho đam mê chuyên môn (siêu âm, khám/tư vấn/trò chuyện cùng các mẹ bầu) 2/ Thời gian cho gia đình, vợ con 3/ Thời gian cho riêng bản thân mình (làm những điều bác sĩ Đại đam mê, yêu thích).
Bác sĩ Đại đam mê việc đọc sách, viết sách, và chia sẻ. Một hoạt động mà bác sĩ Đại “nghiện” đó là hướng dẫn cho các bạn sinh viên Y Dược, các bác sĩ và bác sĩ nội trú biết cách học nhàn mà hiệu quả ở trường Y Dược, để vừa được học bổng, vừa có nhiều thời gian theo đuổi đam mê riêng.
Và việc trò chuyện với các anh chị phụ huynh, các bạn học sinh THPT cũng là một trong những đam mê riêng của bác sĩ Đại. Chẳng ai trả tiền để bác sĩ Đại trò chuyện với các bạn cả. Nhưng suốt 14 – 15 năm qua, bác sĩ Đại vẫn làm nó hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.
Nhưng bác sĩ Đại cũng phải cân bằng 3 khoảng thời gian trên. Cho nên, dù nhận được hàng ngàn tin nhắn (Zalo, SMS, Messenger, điện thoại…) hỏi tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THPT, sinh viên y, và các bác sĩ trẻ. Bác sĩ Đại xin phép từ chối trả lời. Mong các bạn thông cảm. Các bạn đừng hy vọng Bác sĩ Đại trả lời nhé. Bởi hy vọng là sẽ thất vọng đấy. Nếu bác sĩ Đại ngồi đó để trả lời mấy tin nhắn và cuộc gọi của các bạn, thì sẽ không còn thời gian cho chuyên môn, cho gia đình, và cho học trò của bác sĩ Đại trong chương trình Học Nhàn Mà Hiệu Quả đâu. Bác sĩ Đại phải có trách nhiệm với những người thực sự tin tưởng bác sĩ Đại, trả phí, nộp học phí cho bác sĩ Đại trước tiên đã. Ai cũng có thứ tự ưu tiên trong danh sách bạn bè cả. Bạn cũng vậy thôi. Bác sĩ Đại đã dành thời gian để livestream, giải đáp trực tiếp với các bạn rồi. Có bất cứ câu hỏi nào, cứ lên đó hỏi trực tiếp nhé. Mong các anh chị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên, bác sĩ hiểu và thông cảm cho bác sĩ Đại nhé.
Còn nếu anh chị phụ huynh nào đó, thực sự muốn bác sĩ Đại dành thời gian riêng của mình lắng nghe, hiểu được điều kiện thực tế của con em và gia đình. Để có thể TƯ VẤN CỤ THỂ cho trường hợp của con em mình. Khi đó, phiền anh chị nộp phí (Bác sĩ Đại muốn hạn chế số người muốn được TƯ VẤN CỤ THỂ, và cũng để cân bằng 3 khoảng thời gian trong ngày của bác sĩ Đại). Tuy nhiên, trước khi sử dụng dịch vụ tư vấn trả phí. Bác sĩ Đại khuyến khích anh chị phụ huynh và các em học sinh THPT, các bạn bác sĩ, hãy tận dụng những buổi livestream giải đáp trực tiếp trước. Bác sĩ Đại không ham hố gì cái dịch vụ thu phí tư vấn này cả. Vì đã thu phí, thì trách nhiệm nặng lắm. Phải làm sao cho xứng, cho vượt mong đợi với số tiền anh chị trả. Cũng đau đầu lắm đấy. Không ngon ngọt tẹo nào đâu. (Tính tôi là thế. Đã làm phải chỉn chu. Khách hàng phải thỏa mãn, phải được việc thì mình mới ngủ ngon được). Cho nên, anh chị cứ tận dụng những buổi trò chuyện trực tiếp trên Livestream nhé.
BÁC SĨ ĐẠI CÓ NHỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN/TÀI LIỆU MIỄN PHÍ NÀO GIÚP CÁC EM HỌC SINH THPT ĐỊNH HƯỚNG NGÀNH NGÀNH?
Có chứ! Các em hãy tận dụng những bài chia sẻ nền tảng dưới đây nhé. Hãy mở lòng để lắng nghe. Cuộc đời em sẽ bước sang trang mới đấy.
Có 2 bài viết, em và bố mẹ hãy đọc để bổ sung thêm hiểu biết để chọn chuyên khoa, chọn trường cho phù hợp.
1. Thuyết bàn tay giúp chọn ngành nghề phù hợp
-> https://letrongdai.com/thuyet-ban-tay-de-dinh-huong-nghe/
2. Tốt nghiệp THPT nên theo học trường Y Dược nào?
-> https://letrongdai.com/tot-nghiep-thpt-nen-chon-hoc-truong-y-duoc-nao/
Ngoài ra, anh chị phụ huynh và các em học sinh THPT có thể đọc 2 quyển sách dưới đây. Vừa giúp cho các em định hướng ngành nghề phù hợp, vừa giúp các em chuẩn bị ban đầu CÁCH ĐỂ HỌC NHÀN MÀ HIỆU QUẢ, và đạt HỌC BỔNG tại trường Y Dược, mà vẫn có nhiều thời gian theo đuổi những đam mê riêng.
Ngành Y Dược vẫn là khái niệm rất rộng, có thể bạn muốn theo học bác sĩ (Y khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Y tế công cộng, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên xét nghiệm, Kỹ thuật viên hình ảnh… Dược sĩ).
LÀM SAO ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẠI TƯ VẤN CÁ NHÂN?
# Thời gian tư vấn 30 – 45 phút -> Phí: 1 triệu đồng.
# Thời gian tư vấn 60 – 90 phút -> Phí: 2 triệu đồng.
# Thời gian tư vấn 120 – 180 phút -> Phí: 4 triệu đồng.
Một lần nữa, Bác sĩ Đại lưu ý: Trước khi sử dụng dịch vụ tư vấn cá nhân (TVCN), anh chị và các em học sinh THPT, sinh viên, bác sĩ… hãy tận dụng các buổi livestream của Bác sĩ Đại trên Youtube/Tiktok trước nhé.
Cuối cùng, để chuẩn bị những hành trang tốt nhất cho những ngày tháng học Y Dược sắp tới (một hành trình rất dài không chỉ là 5 – 6 năm Đại học, mà còn cả chục năm học Sau Đại học nữa). Các em tốt nghiệp THPT hãy tận dụng những ngày nghỉ trước khi nhập học Đại học Y Dược, để học cách học nhàn mà hiệu quả ở trường Y Dược. Đó là giải pháp căn cơ, bền lâu và hữu ích nhất cho tương lai của các em. Học Đại học, và sau này là học Sau Đại học, khác xa với việc học và cách học ở THPT. Thầy không muốn phân tích, nói nhiều về nội dung này ở đây. Nhưng em hãy nhớ điều đó. Anh chị phụ huynh hãy nhớ điều đó. Ngày nay, các em không chỉ phải giỏi ở trường lớp, điểm số phải xuất sắc, phải được học bổng để hỗ trợ một phần học phí cho bố mẹ vì học phí ngành Y tăng. Mà các em còn phải dấn thân vào cuộc sống, hiểu xã hội người ta đang cần gì, và bắt đầu rèn giũa những kỹ năng đó ngay từ lúc còn trên ghế nhà trường. Chỉ có như vậy các em mới mong làm chủ được tương lai của mình. Trong hơn 14 năm qua (từ 2010), thầy đã hướng dẫn trực tiếp cho hàng chục ngàn sinh viên Y Dược, các bác sĩ, bác sĩ nội trú (BSNT), để các bạn ấy vừa được học bổng, vừa có nhiều thời gian để theo đuổi những đam mê riêng, để rèn giũa những kỹ năng sống. Đó có phải là mong muốn của em không?
Một điều rất quan trọng thầy cần lưu ý với anh chị phụ huynh và các em tốt nghiệp THPT. Thầy chỉ nhận học trò theo học nếu đó là mong muốn theo học của học trò. Bố mẹ có thể tin tưởng, yêu thích thầy, biết thầy sẽ giúp các em tốt lên. Nhưng bố mẹ không phải là người học. Các em mới là người học thầy. Do đó, nếu em chỉ theo học thầy để chiều lòng bố mẹ. Thì thôi đừng! Anh chị không cần gọi cho thầy đâu. Thầy sẽ từ chối thôi. Việc nhận một học trò như vậy, vừa không tốt cho em nó – Nó chẳng học được gì. Bố mẹ thì mất tiền học phí – Thầy không hoàn lại học phí đâu. Mà còn ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe và thương hiệu của thầy nữa. Thầy không nhận học trò rồi để đó, chúng mày thích học thể nào thì học, thầy nhận được tiền là “ấm rồi”. Đó không phải là con người Bác sĩ Đại. Theo học là các bạn sẽ được kèm 1 – 1 trong 1 – 2 tháng đầu tiên, cho đến khi thành thạo cách học và những kỹ năng sống nền tảng, để bạn có thể tự đứng được trên đôi chân của mình, rồi thầy mới thả ra.
Một điều nữa, với các bạn dưới 20 tuổi muốn theo học thầy thì chú ý. Thầy có 2 yêu cầu khi nhận học trò:
Khi bố mẹ và em đã tin tưởng thầy, đồng ý cho em theo học thầy, thì bố mẹ vui lòng gọi điện trực tiếp cho thầy (SĐT của thầy 098.18.15.168; cũng là số Zalo của thầy) để gửi gắm. Thầy cũng có việc quan trọng nhờ bố mẹ. Cả thầy và bố mẹ sẽ đồng hành cùng con trong ít nhất 1 tháng đầu tiên, để rèn cho con kỹ năng trình bày, thuyết trình. Sau này ra đi làm, là phải làm việc với đội nhóm, với đồng nghiệp. Không trình bày được cho người ta biết mình biết gì, nghĩ gì, hiểu gì, thì không thể phát triển được đâu. Nên điều này rất quan trọng.
2. Thầy sẽ phỏng vấn em 2 câu hỏi: 1/ Em đang lo lắng gì? Gặp phải những thử thách gì khi nghĩ tới hành trình học Y Dược sắp tới? 2/ Em mong muốn thay đổi gì, đạt được gì khi theo học thầy?
Căn cứ vào câu trả lời cho hai câu hỏi đó, thầy sẽ xem mình vào lớp học HUH (Học Nhàn Mà Hiệu Quả tại trường Y Dược) có giúp được em không. Rồi mới quyết định có nhận em theo học hay không. Thầy không nhận bừa học trò. Vì tên tuổi, thương hiệu của thầy hơn 14 năm qua, giá trị hơn rất nhiều so với chút học phí nhỏ em nộp để theo học thầy. Anh chị và cháu hiểu điều này phải không? Cảm ơn anh chị.
Thông tin chi tiết về chương trình HUH (Học Nhàn Mà Hiệu Quả tại trường Y Dược), anh chị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên Y Dược, các bác sĩ tìm hiểu Ở ĐÂY nhé.