TỪ THIỆN SAO CHO HIỆU QUẢ VÀ Ý NGHĨA?

Câu chuyện từ thiện

TỪ THIỆN _ Sao cho hiệu quả và ý nghĩa?

Tuần qua, những ồn ào xoay quanh việc từ thiện khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Sự thật thì hoạt động thiện nguyện vẫn diễn ra từ hàng trăm ngàn năm nay.

Bởi bên trong mỗi con người luôn có lòng trắc ẩn, thương yêu những người yếu thế.

Tôi còn nhớ hồi mới ra trường, năm 2015, lúc đó đang học việc – thử việc ở Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai.

Như mọi người đều biết, bệnh nhân phải vào khoa Hồi sức tích cực đều đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Trớ trêu thay, nhiều trường hợp gia đình không còn gì để mà chữa chạy. Lúc đó, ngoài công tác chuyên môn là bác sĩ. Chúng tôi bất đắc dĩ phải kiêm thêm cả nhiệm vụ “công tác xã hội” – Chia sẻ, vận động những nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ.

Tôi còn nhớ rất rõ ca bệnh mà Bs Phạm Thế Thạch và tôi trực tiếp điều trị (Tôi có viết trong sách Dám khác biệt, dám dẫn đầu). Đó là bệnh nhân sản phụ người dân tộc. Hai vợ chồng vào viện chỉ có hơn 200 ngàn đồng. Cả bệnh viện, nhân viên y tế, và các nhà hảo tâm chung tay cứu sống bệnh nhân.

Sau khi khỏi bệnh ra viện, khoản từ thiện cho bệnh nhân này vẫn còn dư rất rất nhiều.

Lúc đó, mọi người (từ Giám đốc, tới Trưởng khoa, tới chính chúng tôi) đều đã có một trăn trở: “Làm sao để số tiền từ thiện phát huy nhiều hơn?” Bởi chúng tôi kêu gọi giúp đỡ cho bệnh nhân đó, thì bệnh nhân đó là người sở hữu, không bất kỳ ai có thể xâm phạm được. Giờ đây, khi bệnh nhân đã khỏe mạnh, không nhẽ lại cầm tiền đó về xây nhà? (Đó là chúng tôi trăn trở vậy. Nhưng khi xuất viện, hai vợ chồng bệnh nhân đã chuyển lại phần lớn số tiền dư từ quỹ mọi người ủng hộ vào quỹ của bệnh viện đã giúp đỡ những bệnh nhân khó khăn trong tương lai).

Chuyện từ thiện _ Làm sao cho hiệu quả và ý nghĩa

Vậy làm sao để TỪ THIỆN hiệu quả và ý nghĩa?

Bạn có trăn trở không?

Tôi đã suy nghĩ nhiều ngày qua.

Dĩ nhiên, hoạt động từ thiện (tôi không dùng từ “Việc từ thiện”) của mỗi người đều có mục đích/ động cơ phía sau. (Có người thì muốn thể hiện, có người thì muốn đánh bóng nhân hiệu & thương hiệu, có người vì tâm linh. Và có người bởi tình tương thân tương ái…) Và ta không bàn tới ở đây

Cũng như một vụ cháy, những người tham gia vào chữa cháy đều có động cơ/mục đích riêng. Chủ nhà thì đó là tài sản của họ, bên trong đó có con cái họ. Hàng xóm thì đó là vì hoạn nạn có nhau, hoặc đơn giản vì nếu không chữa cháy, nó lan sang nhà mình thì toi. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì đó là nhiệm vụ, sứ mệnh. Tên trộm thì đó là cơ hội để chôm chỉa được thứ gì đó.

Theo quy luật về Sự kết nối, thì mỗi chúng ta luôn có mối liên hệ tới 3 -7 tầng kết nối chặt chẽ (Tôi với bố mẹ, bố mẹ với anh chị của bố mẹ – tức cô dì chú bác, cô gì chú bác với con cái của họ, rồi con cái của họ kết nối với con cái của con cái …)

Và đến đây, nếu bạn để ý tới Luật thừa kế, thì đó sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho hoạt động từ thiện.

Hãy thử nghĩ mà xem …

Nếu mỗi chúng ta đều quan tâm tới những người trong tầng kết nối chặt chẽ của mình.

Con cái chăm lo bố mẹ.

Bố mẹ nuôi dạy con cái.

Nếu bố mẹ, con cái tốt rồi. Ta mở rộng ra anh chị em, họ hàng. Rồi đến bạn bè thân hữu …

Và khi đã những kết nối đó đã được tốt rồi. Hoặc khi có tình huống khẩn cấp (như câu chuyện vợ chồng người dân tộc tôi kể phía trên). Chúng ta có thể chung tay cứu trợ những người bên ngoài vòng kết nối chặt chẽ ấy.

Tôi tin rằng, với cách tiếp cận đó, hoạt động từ thiện/ thiện nguyện sẽ thực sự hiệu quả và ý nghĩa.

Tôi biết, vì một số mâu thuẫn, mà có những người thà cho người ngoài hoặc vứt đi, còn hơn cho những người trong mối kết nối của mình.

Nhưng hãy thử ngẫm mà xem.

Hãy thử nhìn lại mà xem.

Trong suốt cuộc đời của mình, lúc mình “gục” xuống. Ai là người thực sự ở bên cạnh mình, chạy vạy lo lắng cho mình?

Tôi thì thấy, trước tiên vẫn sẽ là bố mẹ anh chị em của mình.

Do đó, đến lúc rồi! Hãy quay trở lại với những kết nối chặt chẽ của bạn.

Những hào quang ở bên ngoài chỉ là phù phiếm thôi.

Khi bạn còn giá trị (lợi dụng), họ sẽ xum xoe, nhưng khi bạn “gục ngã”, thì chỉ có những người trong kết nối thân cận ở bên bạn mà thôi.

Có thể bạn đang nghĩ “Tên này ích kỷ rồi”.

Không! Tôi không ích kỷ. Mà tôi tin rằng, khi mỗi người chúng ta quan tâm tới những kết nối chặt chẽ của mình. Thì tự nhiên, mọi người trong xã hội đều sẽ kết nối chặt chẽ hơn.

Và khi đó, chúng ta có cơ hội để vươn ra những kết nối bên ngoài.

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội.

Khi từng gia đình tốt lên, xã hội sẽ tốt lên.

Khi từng tầng kết nối tốt lên, xã hội sẽ trở nên tốt hơn.

Khi bạn làm như vậy (tương tự Luật thừa kế), bạn an tâm “lọt sàng thì cũng xuống nia”, và đảm bảo sẽ đến đúng người cần.

Trên đây là góc nhìn của Bs Đại, nếu thấy ý nghĩa, bạn có thể share. Nếu có góp ý, hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

Tôi trân trọng bạn!

Bs. Lê Trọng Đại

P/s: Đọc thêm nhiều chia sẻ, suy ngẫm về cuộc sống của tôi ở Blog cá này.

Follow me on:

Email: dr.letrongdai@gmail.com

Fanpage | Blog | Youtube | Google Podcast

Chia sẻ bài viết này
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thực hiện phép tính (chống spam) *

0981.81.51.68
1
Bạn cần hỗ trợ?
Chát với chúng tôi