Mẹ: “Bs Đại ơi, chị nên mua sách tham khảo nào cho thằng tí đây? Xưa chị em mình có 1-2 sách tham khảo thôi. Giờ ra nhà sách, có cả chục quyển khác nhau. Không biết chọn cái nào nữa.”
Bs Đại: “Chị nên đưa cháu đi cùng, cho cháu xem. Và nếu quyển nào tạo cho cháu SỰ HỨNG THÚ thì mua quyển đó cho cu tí”
Mẹ: “Húng thú à? Ra hiệu sách nó chỉ hứng thú mới mấy trò chơi siêu nhân thôi. Sách thì chỉ chạy lại hàng truyện tranh thôi.”
…
Mẹ nào cũng muốn con mình thật xuất sắc, vượt trội so với bạn bè. Đã học là phải giải được những bài tập khó. Đây là hậu quả của việc mang trải nghiệm, cảm nhận của bản thân để áp đặt lên con.
Trẻ con không nghĩ được nhiều như các mẹ đâu. Hầu hết các con thích làm những việc vừa khả năng, khi thạo rồi thì thêm một chút thử thách, một chút là đủ để kích thích sự hứng thú. Còn nếu khó quá, làm 2 – 3 lần mà không được thì con sẽ ném sang một bên.
Việc bỏ cuộc này tưởng đơn giản, nhưng không hề đơn giản. Nó để lại một hệ quả cực kỳ nghiêm trọng trong tư duy của con. Và có thể hình thành tính cách của con trong tương lai: GẶP KHÓ LÀ BỎ NGAY, cảm thấy không làm được là bỏ ngay.
Nếu mẹ nào cũng dễ bỏ cuộc khi đứng trước những nhiệm vụ mới, thì hãy nghĩ lại xem lúc nhỏ mình có hay bỏ cuộc không nhé.
Bởi vậy, Bs Đại có 3 gợi ý sau đây:
Cụ thể, cùng con ra hiệu sách, hãy lật mở một vài trang và hỏi thử xem bài này con nghĩ sẽ làm như thế nào? Hỏi 10 bài mà con có ý tưởng 8 bài, thì tuyệt!
Đừng bắt con làm khó ngay. Với các con, việc kích thích sự hứng thú làm bài tập quan trọng hơn việc làm được những bài toán khó.
Cụ thể, nếu có hướng dẫn giải chi tiết càng tốt.
Nhiều mẹ lo lắng “Nhỡ nó cứ xem lời giải thì sao?”
Vô tư đi, con xem cũng được. Càng tốt! Quan trọng là lúc mẹ hỏi bài, con giải thích được “tại sao người ta lại giải như vậy, mà không phải như thế kia.”
Với các con, đáp án không là điều quan trọng. Con đang học cách tư duy, lập luận để ra được đáp án đó.
Cụ thể, các mẹ cần ghi nhận sự nỗ lực “chịu ngồi vào bàn học”, “chịu viết lách”, “chịu làm bài tập”.
Có thể hôm nay con chưa làm được đáp án đúng. Đó là điều bình thường mà, đâu có ai giỏi ngay lúc bắt đầu. Nhưng con đã chịu bắt tay vào làm, là hơn rất nhiều so với việc lười suy nghĩ – kiểu vừa nhìn thấy bài tập đã la lên “còn không hiểu bài này”, “con không làm được đâu”. Mẹ đừng để những điều này trở thành thói quen!
Hãy khen ngợi con, ghi nhận sự nỗ lực của con, dù đó là bài tập dễ trong cảm nhận của mẹ (Dĩ nhiên là mẹ thấy dễ rồi. Nhưng với con, đó là cả một nỗ lực, và là con đường để hình thành thói quen yêu thích học tập trong tương lai đấy, mẹ ạ!)
Tác giả: Bs. Lê Trọng Đại
P/s: Mẹ có thể tìm đọc sách Học Nhàn Mà Hiệu Quả (NXB Lao động, Thái Hà Books phát hành) để thảo luận cách học nhàn với con.
P/s: MomCareVN xin gửi tặng bạn sách MomCare Book: 18 bài học nuôi dạy con nên người. Bạn tải về Ở ĐÂY
MomCareVN rất hạnh phúc khi được đồng hành cùng bố mẹ nuôi dạy con nên người. Bố mẹ có thể đăng ký nhận bản tin chia sẻ những mẹo hữu ích để nuôi dạy con Ở ĐÂY. Mỗi tuần chúng tôi sẽ gửi 1 bản tin tới bố mẹ qua Messenger.
P/ss: MomCareVN đã hợp tác cùng Bs. Đại để xây dựng và phát triển chương trình học chuyên sâu MomCare: Mẹ học hỏi, Con tài giỏi! Với mục đích hướng dẫn bố mẹ cách nuôi dạy con 5 – 15 tuổi phát triển toàn diện (thể chất – tinh thần – cảm xúc – tâm linh). Bạn xem thông tin lớp học MomCare chuyên sâu TẠI ĐÂY
https://www.facebook.com/momcarepro/
https://www.youtube.com/channel/UCs7nOWjwdeTF_MenXHGl1kw