Em là sinh viên y dược?
Em đã từng hỏi mình câu dưới đây chứ?
“Làm thế nào để đạt học bổng ngay kỳ này nhỉ?”
Tôi đã hỏi vậy rất nhiều ở năm thứ nhất (Y1) khi học tại trường ĐH Y Hà Nội.
Có lẽ chúng ta đều quá quen với những điểm 9, điểm 10 lúc học cấp ba.
Chẳng phải nói quá đâu.
Bởi thực tế, lúc học cấp ba, sinh viên y chúng ta đa số nằm trong “top” đầu của khóa.
THẾ NHƯNG …
Em đã nhận điểm thi học kỳ 1 chưa?
Lúc tôi xem bảng điểm mà bộ môn trả về.
“Cái gì đây! Đây là điểm số của ai vậy?” Tôi không tin vào mắt mình.
Tôi nghĩ, có lẽ thầy cô chấm nhầm, hoặc vào điểm nhầm.
Tôi muốn phúc tra ngay lập tức.
Nhưng rồi, sự thực vẫn là sự thực.
Khi ra khỏi phòng thi, tôi tin mình đã làm tốt.
Nhưng thầy cô đâu có biết tôi là ai.
Tương tự, thầy cô cũng chẳng biết em là ai cả.
Chẳng thể thiên vị sinh viên này hay sinh viên kia, bởi bài làm cũng đã rọc phách.
Và thêm nữa, không chỉ 1 môn thấp; mà rất nhiều môn thấp.
Tôi đành chấp nhận đó thực sự là điểm số của mình.
Tôi đau lòng nhìn lại bản thân.
“Hóa ra mình không giỏi như mình vẫn nghĩ lâu nay”
Và rồi …
“Tôi nghĩ ngay đến việc bỏ học, thi lại trường khác”
Tại sao ư?
Có lẽ bởi chúng ta đã quen với điểm 9 điểm 10 ở cấp ba rồi. Giờ chúng ta sốc, không chấp nhận nổi chính mình.
Nhưng đâu phải nói bỏ là bỏ được – Cuộc sống nhiều lúc không dễ dàng như vậy. Chúng ta bị ràng buộc từ nhiều phía.
Nào là bạn bè cấp ba. Nào là bố mẹ. Nào là thầy cô…
Có quá nhiều thứ ta phải nghĩ tới khi ra một quyết định gì đó.
Và rồi …
Tôi chấp nhận, có vẻ như mình chưa biết cách học.
“Có cách học nào tốt hơn cách hiện tại của mình không nhỉ?”
Nó đã từng giúp mình đậu đại học. Nhưng có vẻ như mục tiêu giờ đây đã cao hơn. Chương trình giờ đây đã khó hơn.
Và phương pháp cũ không còn đáp ứng được nữa.
Ước mơ ngày đầu khi bước chân vào trường y là gì nhỉ? (Em vẫn nhớ phải không?)
“Mình sẽ đạt học bổng, sẽ tốt nghiệp bằng giỏi, sẽ đi du học, sẽ tự túc mọi việc …”
Nhiều lắm!
Nhưng giờ dường như xa xôi. (Em cũng đã từng trải qua cảm giác này phải không?)
Và rồi, bằng sự “kỳ diệu” tôi đã vực mình dậy.
Tôi đã đạt học bổng từ năm thứ hai (Y2).
Bạn đang muốn biết bằng cách nào phải không? Muốn biết sự “kỳ diệu” đó là gì phải không?
Vậy thì có mấy điều sau đây bạn cần chú ý:
Bạn “muốn” đạt học bổng ngay kỳ này?
Hay …
Bạn “khát khao” đạt học bổng ngay kỳ này?
Có sự khác biệt giữa “muốn” và “khát khao” thì phải.
Đúng rồi!
Nếu hỏi ta muốn gì, thì ta muốn nhiều thứ lắm. Cái gì ta cũng muốn.
Hãy để tôi lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé.
Tôi thích ăn humberger. Và giờ tôi cũng đói rồi.
Tôi bắt đầu nghĩ đến humberger.
Ôi nhưng mà cái cửa hàng đó lại cách xa 7km, ngoài trời thì nắng nóng, lại không có dịch vụ ship. Chỉ có một cách duy nhất là tôi phải ra tận nơi.
“Thôi. Ăn tạm cơm truyền thống vậy”
Dường như bạn đã nhận ra được sự khác nhau giữa muốn với khát khao rồi.
Nếu chỉ dừng lại ở mức độ “muốn”. Thì ta vẫn sẽ để những rào cản giữ chân mình lại (là nắng, là xa, là phải tự mò đến chỗ đó).
Còn khát khao thì sao?
Hãy tưởng tượng, bạn đang bị “dúi” đầu vào thùng nước.
Bạn sẽ làm gì?
Lúc đó bạn khát khao nhất cái gì?
Đúng rồi.
Bạn khát khao được thở, được có oxy.
Và bạn sẽ vùng vẫy bằng mọi cách để có được oxy mà thở.
Đó chính là khát khao đó.
Lúc đó sẽ chẳng có cái gì là lý do cả.
Vậy bạn đang “khát khao” có học bổng ngay kỳ tới.
Hay chỉ dừng lại ở “muốn”?
Bạn có thức khuya hơn không?
Có dậy sớm hơn không?
Có lên giảng đường, thư viện để tạo áp lực cho mình giữa mùa thi không?
Có đi gặp một người nào đó để hỏi bài – dù bạn không thích họ không? (đó có thể là một bạn trong tổ, một anh khóa trên, một thầy cô nào đó)
Tóm lại, bạn có “bất chấp” để vượt qua những kháng cự trong tâm trí, để làm những điều bạn cảm thấy không dễ chịu không?
Giờ thì phần nào ta đã hiểu tại sao mình chưa được học bổng rồi nhỉ.
Tóm lại, hãy KHÁT KHAO, đừng chỉ dừng lại ở MUỐN.
Y1 chứ gì?
Giải phẫu mới là môn quan trọng. Tập trung học mình nó thôi.
Y2 à?
Sinh lý với mô phôi thôi. Còn lại qua môn là được.
Tôi không biết bạn có được anh chị khóa trước “kèm cặp – dạy dỗ” kiểu tương tự vậy không.
Nếu có, tôi xin được CHIA BUỒN với bạn.
Tại sao ư?
Bạn sẽ hiểu ngay sau khi đọc những dòng dưới đây thôi.
Trước tiên, hãy làm việc này cho tôi.
Hãy mở điện thoại ra, tìm trong danh bạ số điện thoại của anh/chị trên bạn một khóa.
Gọi đi!
Và hỏi xem, năm trước khóa đó, từ mấy điểm thì được học bổng. (có thể là 8.0; cũng có thể cao hơn)
Và hãy nhìn lại kỳ trước của bạn.
Kỳ trước từ mấy điểm thì được học bổng (có thể là 8,3 hoặc cao hơn).
Tôi gọi đó là con số thần kỳ!
Giờ bạn đã có một con số thần kỳ rồi. (Tôi giả sử là 8,3 nhé – ưu tiên điểm số cao hơn).
Câu hỏi là …
Làm thế nào để mình được 8,3 ngay kỳ này nhỉ?
Ồ! Tôi nghĩ là học sinh lớp 5 cũng trả lời được.
Nhưng chính tôi, lúc học Y1 đã không giải được bài toán này.
Rõ ràng, để tổng kết được 8,3, thì các môn học phải xoay quanh điểm số này.
Nhiều điểm 9, lác đác điểm 8 và không có điểm thấp hơn 8. (Lý tưởng là vậy).
Và điều gì sẽ xảy ra nếu như … ta có quan niệm “môn chính – môn phụ”?
Môn chính: ta sẽ học chăm chỉ, dành nhiều thời gian. Khó thì ta vẫn “cố đấm ăn xôi” – Bạn còn nhớ môn giải phẫu phải không.
Đúng rồi đấy. Đó là cách ta làm với môn chính.
Thế môn phụ thì sao?
Môn phụ: học ít thôi. Chỗ nào khó quá thì bỏ qua. Thậm chí sát ngày thi mới thèm mở sách ra.
Và tất yếu là … điểm số của “môn phụ” sẽ thấp.
Ra khỏi phòng thi, bạn bè làm được bài. Nó hí hửng.
Còn mặt mình thì dài tũn: “Tệ thật. Mình thua nó rồi”. Tự trách mình!
Và mấy ngày sau đó, chẳng thể học nổi, bởi ta đau lắm.
Cứ nghĩ đến khuôn mặt tươi rói của thằng bạn lúc ra khỏi phòng thi “môn phụ”, là mình lại đau hơn, không thể tập trung ôn thi “môn chính” được.
Và rồi …
Môn chính lại giống môn phụ (không có đủ thời gian tập trung)
Và điểm lại thấp.
Cuối cùng, cứ môn trước ĐẠP ĐỔ môn sau (tôi gọi là hiệu ứng Domino điểm thấp).
Tất nhiên, tổng kết sẽ không thể được 8,3 để mà lấy học bổng rồi.
Vậy nên, hãy bỏ ngay cái suy nghĩ MÔN CHÍNH – MÔN PHỤ đi nhé.
Ở trên bạn đã rõ cái hiệu ứng Domino điểm thấp rồi phải không nào.
Vậy thì đừng có đứng núi này trông núi nọ
Tuần này thi triết, cứ tập trung ôn thi triết.
Dành đủ thời gian cho nó.
Tuần sau thi giải phẫu, tuần sau ta học.
“Ơ! Nhưng mà anh ơi …
Em còn nhiều bài giải phẫu chưa học lắm.
Em nhìn lại tất cả như mới tinh.
Em lo lắm.
Làm sao mà em học kịp được nếu em không tranh thủ học từ tuần này chứ”
Vâng, cũng dễ hiểu cho điều này thôi.
Các bạn sinh viên y dược – trước khi trở thành học viên HUH – cũng phàn nàn như vậy.
Nhưng chỉ sau 120 phút kể từ lúc bắt đầu học HUH Online.
Tức là sau 120 phút kể từ lúc nộp học phí và ngồi vào máy tính (điện thoại) và học HUH.
Thì các bạn ấy không còn phải lo lắng điều đó nữa.
Tại sao ư?
Vì các bạn ấy biết cần tập trung vào cái gì, và bỏ qua cái gì.
Chúng ta không đủ thời gian để làm tất cả mọi thứ, nhưng chúng ta có đủ thời gian để làm những thứ quan trọng – thứ quyết định điểm số của bài thi.
Các bạn ấy cũng biết cách để đọc sách và ghi nhớ NHANH VÀ LÂU những gì vừa đọc.
“Em muốn tìm hiểu về lớp học HUH Online, anh chỉ em với”
OK, XEM THÔNG TIN LỚP HUH TẠI ĐÂY
“Em muốn đăng ký học Combo HUH level 1, 2, Max và Livestream. Thì có được ưu đãi học phí không ạ?”
Đang có ưu đãi đặc biệt cho em ở đây.
Tóm lại, để có thể đạt học bổng ngay kỳ này, bạn cần chú ý ba điều sau:
Bạn nhớ hình ảnh “dúi đầu” vào thùng nước rồi mà.
Có mặt ở lớp HUH để được dạy tất cả những kỹ thuật đó chỉ sau 120 phút.
Tác giả, bác sĩ: Lê Trọng Đại
P/s: Quý tặng em quyển sổ tay Hướng dẫn học nhàn mà hiệu quả tại trường y dược. Nó sẽ giúp em học tốt các môn từ Y1 đến Y6. Tải về ở đây nhé!