28 điểm vẫn trượt NV1, đây là việc em nên làm

28 điểm vẫn trượt NV1 đây là việc em nên làm

28 điểm vẫn trượt NV1, đây là những việc em nên làm tiếp theo để kiến tạo cuộc sống của chính mình.

Thầy hiểu được sự lo lắng và rối bời em đang trải qua.

Có rất nhiều điều ta đang tiếc, giá mà mình làm thêm được 1-2 câu, có phải mình sẽ chủ động hơn, có nhiều cơ hội hơn không?

Đúng, nếu có thêm 0.25 điểm nữa thôi, con đường của ta sẽ rộng hơn.

Nhưng lúc này, hãy lui lại chút.

Em sẽ thấy trong cuộc sống có những việc ta kiểm soát được, và có nhiều việc ngoài tầm kiểm soát của ta.

BÀI HỌC QUAN TRỌNG CỦA CUỘC SỐNG

Em đã thức khuya, em đã cố gắng, em đã cẩn thận hết mức có thể rồi. Điểm cũng đã rõ rồi. Bây giờ em cần học một kỹ năng quan trọng để thành công lâu dài trong tương lai. Đó là học cách CHẤP NHẬN những việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát.

Điểm số của em, em đã làm hết cách trong khả năng lúc đó rồi.

Nhưng điểm số của bạn, ta không thể kiểm soát được.

Việc đậu hay chưa đậu, không chỉ phụ thuộc vào ta, mà vào cả những đối thủ của ta nữa.

Những thăng trầm sẽ giúp em trưởng thành hơn.

Có lẽ, hiện những điều này đang quá sức chịu đựng của em (thầy cũng từng có cảm giác vậy)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO VỚI SỰ THÀNH CÔNG CỦA EM?

Ở tuổi các em, đại học vẫn dường như là cách cửa huy hoàng và vinh quang nhất.

Đúng! Nếu ai đó hiểu được giá trị đúng của những năm tháng học đại học, họ sẽ tận dụng hết giá trị của nó.

Đại học là bước chuyển an toàn giữa cuộc sống phụ thuộc (bố mẹ chăm bẵm ở THCS, THPT) sang cuộc sống tự lập (khi đi làm, khi lập gia đình)

Nên khi học đại học, hãy cố vươn mình ra cuộc sống, để được rèn luyện, được trải nghiệm dần những sự tự lập (trong các quyết định, trong các việc làm)

Tiếc thay, hầu hết mọi người, lại xem đại học như một bậc học cao hơn của THPT. Và lại cắm mặt vào giấy bảng.

Có người tốt nghiệp đại học rồi, lại xoay xở học tiếp cao học (thạc sĩ), nghiên cứu sinh (tiến sĩ). Mà chẳng chịu lao ra cuộc đời.

Hỏi “Tại sao vậy?”

Bởi có biết làm gì đâu, đến trường vẫn là an toàn nhất.

Nhưng có trốn được mãi không?

Bạn không thể học bơi để rồi đi thi chạy được.

Thầy từng nghĩ Học ĐH Luật sẽ giúp mình có hiểu biết để xây dựng doanh nghiệp chỉn chu, nên theo học Ngành Luật kinh tế, ĐH Luật, cũng thi vào, cũng nằm ở top điểm vào. Nhưng rồi nhận ra, cuối cùng mình vẫn sẽ cần thuê một luật sư chuyên làm về việc đó.

Thầy cũng từng nghĩ, đến trường học tiếng Anh bài bản, sẽ giúp công việc viết sách bằng tiếng Anh của mình xuất sắc hơn. Nên đã thi và học Ngôn ngữ Anh, ĐH Hà Nội, điểm vào cũng nằm trong top. Nhưng cuối cùng cũng nhận ra, những cái thầy cô dạy, không phục vụ được nhiều cho những điều mình hướng tới. Trái lại, mình phải đổi bằng rất nhiều thời gian đi lại, từ Bệnh viện tới trường hơn 30Km một chiều di chuyển.

Ta hay nghĩ “Chắc là ở đó, sẽ tuyệt hơn, thầy cô sẽ dạy nhiều điều hay ho và thiết thực hơn”

Nhưng bằng trải nghiệm học 3 trường ĐH, thầy thấy trường lớp nên là tấm đệm an toàn để em vươn ra cuộc sống. Chứ đừng mơ tưởng sẽ trưởng thành nhờ trường lớp. Nghĩa là, khi em đang học ĐH, em vươn ra bên ngoài, nếu có thất bại trong lúc chập chững ấy, em còn có mái trường để nghỉ ngơi, có bạn bè để nguôi ngoai những “vết thương”. Để rồi khi khoẻ lại, em lại vươn ra tiếp.

Nên sử dụng Đại học – Cao đẳng theo nghĩa đó, thì nó mới giúp em thành công trong cuộc đời được.

Trường học hiện đang dạy những thứ khác trường đời. (Dĩ nhiên, kiến thức hàn lâm và chuyên môn sâu, trường học vẫn hiểu và sâu sắc)

Bs. Lê Trọng Đại

P/s: Nếu em đậu trường y dược, thì cũng là lúc bắt đầu cần tìm cho mình cách học hiệu quả ở trường y dược. Để có thể đạt học bổng, mà vẫn có nhiều thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống trong xã hội. Thì dưới đây là một vài món quà thầy dành tặng riêng cho em. Chúc mừng em và gia đình em.

P/ss: Còn nếu em vẫn phân vẫn giữa việc có học trường y dược hay chọn một trường khác. Thì hãy tham khảo Thuyết bàn tay: Giúp định hướng ngành nghề. Nó sẽ mở ra bầu trời mới cho em đấy => Đọc ở đây https://letrongdai.com/thuyet-ban-tay-de-dinh-huong-nghe/

Chia sẻ bài viết này
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thực hiện phép tính (chống spam) *

0981.81.51.68
1
Bạn cần hỗ trợ?
Chát với chúng tôi