Theo bạn niềm tin là gì?
Và bạn có biết, Niềm tin có sức mạnh như thế nào không?
Để tôi lấy cho bạn một ví dụ nhé!
Những người trong rạp xiếc nọ đã đưa một chú voi con từ rừng về, với mục đích huấn luyện chú cho những màn biểu diễn.
Những ngày đầu, họ phải cột vào chân chú bằng những sợi xích khổng lồ, mà vẫn sợ chú vùng vẫy giật đứt sợi xích.
Mỗi lần chú vùng vẫy thì roi điện được vung lên đập thẳng vào người chú.
Chú sợ hãi, co rúm.
Theo thời gian, họ thay sợi xích ấy bằng những sợi xích nhỏ hơn. Cuối cùng chỉ là những sợi thừng mỏng manh.
Rồi một ngày, do sơ ý. Rạp xiếc bốc cháy. Mọi người chạy tán loạn thoát thân. Đàn voi vẫn được cột bên trong với những sợi dây thừng ấy.
Người ta đinh ninh khi lửa to lên, lũ voi sẽ tự giật đứt dây thừng đó mà chạy thoát thân.
Nhưng không! Họ đứng bên ngoài và nghe những tiếng gầm rú của đàn voi.
Khi đám cháy được dập tắt, đàn voi cũng đã chết cháy.
Đây không phải là câu chuyện tưởng tượng. Đây là chuyện có thật!
Vậy thì tại sao đàn voi lại chết cháy? (trong khi chúng dư sức để giật đứt những sợi thừng đó?)
Phải chăng loài voi cũng có NIỀM TIN?
Những chú voi sau những lần vùng vẫy, sau những đòn roi. Đã dần dần hình thành “suy nghĩ”/ phản xạ có điều kiện: Vùng vẫy, dây buộc ở chân không đứt mà lại còn bị roi quật.
Nên chúng không bao giờ dám thử vùng vẫy nữa. Đến nỗi ở chân chỉ là sợi thừng, nó cũng không dám thử.
Vậy niềm tin là gì?
Là những suy nghĩ mà “ta” cho là đúng!
Và sức mạnh của niềm tin thì …
… lớn đến không tưởng!
Có thể giết chết một đàn voi chỉ bởi một sợi thừng buộc ở chân.
Cũng như “giết chết” cuộc đời của nhiều con người, nhiều thế hệ.
Điều gì đã xảy ra khi các nhà khoa học “luôn miệng” khẳng định con người không thể chạy được 1 dặm dưới 4 phút?
Hàng chục thế hệ đã bị trói ở cái ngưỡng 4 phút đó.
Cho đến một ngày, có anh chàng tên là Roger Bannister dốc toàn lực để chạy và chỉ chạy, đồng hồ chỉ 3 phút 59 giây 4.
Và rồi sau đó, kỷ lục của anh bị “đánh sập” chỉ sau vài ngày. Và đến nay, các kỷ lục mới liên tục được dựng lên.
Vậy giới khoa học đã nói gì?
Vâng! Đó cũng chỉ là NIỀM TIN của chúng tôi mà thôi.
Vậy thì sinh viên y dược đang có những niềm tin hạn chế nào?
Nếu cứ tiếp tục để nó TRÓI CHẶT, liệu sinh viên y dược có bắt kịp được sự thay đổi của cuộc sống, của xã hội không?
Rất nhiều bác sĩ, nhân viên ngành y cũng tự nhận thấy: Trước khi bước vào trường y dược, bản thân năng động – nhạy bén với các vấn đề xung quanh. Nhưng khi bước ra khỏi trường, dường như thờ ơ hững hờ đến mức chậm chạp với mọi thứ.
Liệu 5 – 6 năm trong trường y dược, người ta đã làm gì những con người đó?
“HỌ” ĐÃ TIÊM NHIỄM VÀO TÂM TRÍ SINH VIÊN NHỮNG NIỀM TIN GÌ?
Sau đây là 2 niềm tin “tệ hại” nhất mà bản thân tôi, may mắn sớm nhận ra, và thoát khỏi sự kiểm soát của nó.
Nói một cách dễ hiểu là, tôi đã phân biệt được lần nào mình bị cột bởi sợi xích sắt – với lần nào mình bị cột chỉ bởi sợi thừng.
Để mà từ đó chọn thời điểm vùng vẫy.
Và giờ tôi muốn chia sẻ lại cho bạn. Để bạn vươn lên tự làm chủ cuộc chơi, cuộc đời của chính mình.
Tôi sốc toàn tập khi nhìn vào bảng điểm học kỳ 1 năm thứ nhất.
Tôi không tin vào mắt mình.
“Đây là điểm số của ai đó, chứ chắc chắn không phải của mình”
Tôi đã quen với những điểm 9 điểm 10 của những năm tháng học cấp 3 (THPT). Và thời khắc đó, trước mắt tôi là điểm 5 điểm 6.
Không biết bạn có phải sinh viên y dược không?
Không biết bạn có trải qua cùng cảnh ngộ với tôi lúc ấy không?
Tôi chẳng thiết tha gì nữa.
Còn nhớ cái ngày mới bước vào trường, mơ sẽ tốt nghiệp bằng giỏi, rồi đi du học, rồi sẽ chăm chỉ nghiên cứu để có công trình gì đó để đời như thầy Tôn Thất Tùng (với phương pháp mổ gan)
Lúc bấy giờ chỉ muốn thi lại trường đại học khác mà thôi.
“Hình như mình chọn nhầm trường thì phải. Cái trường này không dành cho mình”
Tôi lê chân lên giảng đường mà như người vô hồn.
Tôi đi tìm người để kể lên, than phiền về điểm số của mình.
“Anh ơi, giải phẫu học kiểu gì được anh? Em học mãi, thức cũng khuya, đọc đi đọc lại, mà giờ chỉ được có 8 điểm. Lý sinh thì được có 5…”
“Ở trường y thì không cần thông minh. Cứ chăm chỉ là được”
“Em thức đến 1 – 2 giờ sáng rồi đấy. Mà suốt ngày lên giảng đường, thư viện. Bạn bè cấp 3 rủ đi chơi, em toàn phải lấy lý do để ở nhà học thêm”
“Này! Thế theo mày, điểm số cao hay ra trường có kiến thức để chưa bệnh, cái nào quan trọng hơn?”
“uhm …” Tôi ậm ờ. Và rồi chọn, ra trường có kiến thức để chữa bệnh quan trọng hơn.
Nhưng sâu thăm trong tôi muốn cả hai. (Muốn điểm số cao, và cũng muốn có kiến thức).
Mãi sau này, khi thành thạo các kỹ thuật ghi nhớ – đọc sách – nghe giảng, liên tục đạt điểm số cao và học bổng. (Bạn có thể học được những kỹ thuật này ở đây). Tôi mới nhận ra những câu nói kiểu …
“Điểm số không quan trọng”
“Điểm số không tương xứng với năng lực”
“Điểm thấp chút cũng được, miễn là mình có kiến thức để ra trường khám chữa bệnh cho người dân”
…
Tất cả đó chỉ là LỜI NÓI DỐI của những kẻ luôn bị điểm thấp.
Khi tôi bị điểm thấp, tôi đã tự an ủi mình bằng những câu đó.
Khi anh chị bị điểm thấp, anh chị cũng đã tự an ủi bản thân bằng những câu đó.
Hãy thử tưởng tượng mà xem, điều gì sẽ xảy ra khi mà liên tục 5 – 6 năm trời, lúc nào cũng nỗ lực thức khuya, để rồi khi điểm số trả về chỉ là 5 điểm và 6 điểm.
Tôi không tin là ai đó lại cảm thấy bình thường cả.
Bằng sự tự trọng, lòng tự tôn. Chúng ta sẽ tự trách móc mình, tự dày vò mình khi điểm số không như ý.
Làm sao mà sống nổi khi mình không tin, không yêu bản thân nữa chứ?
Vậy nên, ngay khi học viên đăng ký tham dự chương trình HUH (How to use your head) để được tôi huấn luyện phương pháp học hiệu quả trong trường y dược. Điều đầu tiên tôi sẽ nói đó là …
“Anh không quan tâm em học nhiều cỡ nào, thức khuya cỡ nào. Điều anh quan tâm và sẽ làm đó là GIÚP EM CẢI THIỆN ĐIỂM SỐ. Em phải được học bổng”.
Khi được học bổng, tôi tự thấy hưng phấn, tự muốn lên giảng đường thư viện để đọc tài liệu. Tự muốn lên Google để tìm thêm tài liệu, mà chẳng cần ai nhắc nhở hay gợi ý gì cả.
Bạn cảm nhận được điều đó phải không?
Sự nhiệt huyết – khi mà công sức ta bỏ ra được thu lại tương xứng!
Bởi vậy, hãy ngừng tự an ủi mình bằng những câu kiểu như “ĐIỂM SỐ KHÔNG QUAN TRỌNG” “ĐIỂM SỐ KHÔNG PHẢN ÁNH HẾT NĂNG LỰC”.
Vậy năng lực của bạn ở mức nào khi điểm số chỉ toàn 5, 6 và 7 điểm?
“Ôi dào! Lão ấy được như vậy là bởi lão thuộc diện COCC thôi. Chứ chuyên môn còn thua nhiều người lắm”
Tôi không lạ với những kiểu “phàn nàn tự sướng” như trên.
Và đó chính xác là chủ đề thảo luận mỗi khi những người có điểm số thấp tụ tập lại với nhau.
Tôi đã từng là thành viên của đội nhóm đó – khi đó điểm số của tôi thấp.
Chúng ta phải chân thành với nhau về một sự thật, rằng con người luôn khao khát được sống trong những mối quan hệ.
Và các cụ cũng đã tổng kết rằng “NHẤT HẬU DUỆ – NHÌN QUAN HỆ – BA TIỀN TỆ – BỐN MỚI LÀ TRÍ TUỆ”
Vậy thì ngoài việc học chuyên môn, để vững tay nghề khi ra làm việc. Chúng ta cũng đừng quên học cách ăn cách nói (nghệ thuật xây dựng mối quan hệ và gây ảnh hưởng), học cách quản trị – điều hành một đội nhóm (gia đình cũng chính là một đội nhóm, huống hồ bạn muốn trở thành lãnh đạo khoa phòng …)
Có hàng tá những kỹ năng quan trọng bạn cần trau dồi để có thể thành công thực sự trong cuộc sống, chứ không chỉ dừng lại ở GIỎI CHUYÊN MÔN!
“Cái này ai mà chẳng biết”
Đúng! Ai cũng biết.
Nhưng bạn phải hơn mọi người ngoài kia. Đừng chỉ dừng lại ở mức độ “BIẾT”, phải tiến tới mức độ “THỰC HÀNH” để thành thạo, mới mong có cuộc sống thành công như ý.
“Nhưng mà … chỉ học kiến thức trên lớp thôi, tôi còn chưa đủ thời gian đây này”
“Chẳng ai đủ thời gian để làm việc gì đó, cho đến khi ta xếp lịch cho nó”
Bất kỳ ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày. Và bạn phải lựa chọn “hoặc làm việc này, thôi làm việc kia”, hoặc phải học cách để gia tăng năng suất làm việc của bạn thân.
Nếu ở cấp độ học sinh – sinh viên, thì phải tìm tòi để học CÁCH HỌC HIỆU QUẢ. Và bạn có thể XEM TẠI ĐÂY
TÓM LẠI: Bạn cần loại bỏ 2 tư duy/ niềm tin sai lầm mà bao thế hệ sinh viên y dược bị trói buộc:
(Tôi có nguyên một chương trình chuyên sâu hướng dẫn từng bước cho kỹ năng này).
Tác giả, bác sĩ: Lê Trọng Đại