03 MẸO GIÚP BẠN NHỚ NGAY SAU KHI ĐỌC SÁCH
Tác giả: Bs. Lê Trọng Đại
Chào em,
Là một sinh viên học trường y, trường dược, cũng như là một bác sĩ, chúng ta cần phải đọc nhiều tài liệu. Và việc đọc sách trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, có nhiều bạn thực sự vẫn chưa biết cách ĐỌC SÁCH sao cho hiệu quả. Bằng chứng là, chúng ta vẫn để tình trạng đọc mà không biết đọc để làm gì, rồi dẫn đến quên hết những gì mình vừa đọc.
Do đó, trong bài viết này, thầy sẽ chia sẻ nhanh 03 mẹo giúp em nhớ ngay sau khi đọc sách. Những điều thầy chia sẻ hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn thực hành của bản thân. Do đó, em cũng hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm các sách hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả do các tác giả trên thế giới chia sẻ.
Trước khi nói về 3 mẹo đọc sách hiệu quả, thầy muốn em biết điều này: có 5 cấp độ đọc sách.
Từ phân độ trên, có lẽ em thấy được rằng, đa số chúng ta chỉ đang dừng ở cấp độ 1, 2 và 3. Bởi vậy, thầy mong rằng qua 3 mẹo dưới đây, có thể giúp em nâng năng lực của mình lên cấp độ 5. Trong lớp học How to use your head (HUH): Học Nhàn Mà Hiệu Quả tại trường y dược, thầy hướng dẫn cho các sinh viên y dược và các bác sĩ đọc sách ở cấp độ 5: Áp dụng được những gì mình đọc và sáng tạo thêm những điều thú vị cho riêng mình.
Hay một câu hỏi tương tự: “Mình đọc với mục đích gì?”
Ta đọc để nâng cao kiến thức chuyên môn. Hay để biết thêm một kiến thức mới. Hay đọc chỉ để giải trí. Với mỗi mục đích khác nhau, sẽ có tài liệu và cách đọc khác nhau.
Ví dụ: Nếu đọc để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghĩa là ta cần tìm các tài liệu chuyên ngành, viết sâu về một chủ đề gì đó. Và dĩ nhiên, ta sẽ cần một thời gian và không gian nghiền ngẫm nó. Thậm chí, cần phải tưởng tượng đến việc áp dụng nó trên lâm sàng – thực tế như thế nào nữa. Chứ không phải đọc chỉ để đọc.
Ngược lại, nếu đọc chỉ để giải trí, ta sẽ đọc lướt nhanh để nắm bắt ý tưởng chính, có thể đọc khi đang đứng chờ thang máy.
Từ việc biết mình đọc để làm gì, ta sẽ chọn được tài liệu cho phù hợp.
Có một điều mà tôi luôn nhắc học trò của mình: “HỌC ĐỂ THI KHÁC HOÀN TOÀN VỚI HỌC ĐỂ CÓ KIẾN THỨC”. Vậy nên nếu các em ấy đang ôn thi, đọc sách để ôn thi thì tài liệu cũng sẽ khác với lúc đọc để đào sâu kiến thức. Bạn cũng nên ý thức được điều này.
Một nội dung lý thuyết có thể viết rất nhiều. Nhưng áp dụng vào thực tiễn lâm sàng thì chỉ cần nhặt nhạnh một phần rất nhỏ trong bài lý thuyết đó. Vậy nên, trước khi đào sâu đọc hết bài lý thuyết đó. Hãy dành 5-10 phút, mường tượng quy trình/chủ đề đó ở trên lâm sàng sẽ yêu cầu những gì, sẽ cần những gì. Khi đó, việc đọc sách sẽ có trọng tâm hơn. Và sát với thực tiễn hơn. Học mà áp được vào thực hành thì sẽ nhớ rất nhanh và hiểu rất sâu.
Sau khi đọc những thứ “cần” cho thực tiễn lâm sàng, bạn có thể mở rộng ra những thứ bên lề, để tăng khả năng kết nối/gắn kết kiến thức.
Trên đây là 3 mẹo ngắn, thầy mong là nó sẽ giúp cho việc đọc sách của em hiệu quả hơn. Để hiểu rõ hơn những điều thầy chia sẻ ở trên, em có thể xem video thầy hướng dẫn ở dưới đây:
P/s: Nếu em đang tìm cho mình hệ thống các phương pháp giúp em học tập hiệu quả tại trường y dược. Thì thầy chúc mừng em, em đã có mặt ở đúng nơi, và gặp đúng người. Trong hơn 10 năm qua, thông qua chương trình How to use your head (HUH): Học Nhàn Mà Hiệu Quả tại trường y dược, thầy đã giúp cho hàng ngàn sinh viên y dược và bác sĩ khắp cả nước đạt kết quả cao trong học tập, có nhiều thời gian rảnh để theo đuổi đam mê. Em có thể tìm hiểu kỹ hơn về lớp học Ở ĐÂY. Và xem thông tin về lớp học qua video dưới đây.
P/ss: Thầy đã dành thời gian để viết ra những hướng dẫn ngắn gọn, giúp cho sinh viên y dược biết cách học tốt các môn được truyền tai nhau là “quan trọng” ở trường y dược. Em có thể tải về Ở ĐÂY nhé. Trong quyển sổ tay này, em sẽ được biết cách học tốt môn Giải phẫu người, môn Hóa sinh, môn Dược lý, môn Chẩn đoán hình ảnh, cách học lâm sàng hiệu quả…