Em đang là sinh viên năm thứ năm tại trường y?
Em đang đi lâm sàng các chuyên khoa lẻ?
Y5 _ Đây là năm bản lề, chuyển tiếp giữa một sinh viên thành một bác sĩ thực thụ.
Vậy em đang “tận dụng” năm thứ năm này như thế nào?
Khi tôi bằng tuổi em, các anh chị khóa trên vẫn chia sẻ như sau:
“Sướng nhất là Y5. Học nhàn, điểm cao”
“Tận dụng thời gian đó mà ôn thi nội trú đi”
Phải nói rằng tôi luôn rất may mắn!
Bởi trong tổ tôi, mọi người đua nhau học hành từ lúc vào trường cho đến lúc tốt nghiệp.
Nên tinh thần học lúc nào cũng phải tập trung, không có chuyện xem nhẹ môn này hay coi trọng môn kia.
Đến lúc học Y5, cả tổ vẫn đua nhau chăm chỉ từng chuyên khoa.
Và đó là điểm thuận lợi khi chúng tôi ra trường đi làm.
Chúng ta sẽ chẳng thể chắc chắn mình sẽ theo đuổi chuyên khoa nào cả.
Đến lúc đi làm, đang làm ở chuyên khoa này, lại luân chuyển sang chuyên khoa khác.
Và chính nhờ học tốt tất cả các môn được học, nên chúng tôi không bao giờ lo lắng khi đảm nhận vị trí mới.
Vậy làm thế nào để học tốt và tận dụng tối đa quãng thời gian “BẢN LỀ” quan trọng này? Để thực sự chuyển đổi từ một cậu sinh viên y thành một bác sĩ?
Sau đây là hai gợi ý của tôi, với tư cách là người đi trước chia sẻ kinh nghiệm lại cho thế hệ sau:
Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên các thầy yêu cầu những chuyên khoa lẻ hệ nội phải đi 3 tuần lâm sàng. Và tôi đã tận dụng nó một cách triệt để.
Mỗi chuyên khoa được đi qua, sẽ có 3 – 5 bài học chính (trong lịch giảng lý thuyết, lịch học trên lâm sàng).
Vậy hãy tận dụng tuần đầu tiên (trong 3 tuần) để học hết một lượt các yêu cầu đó của bộ môn.
Để làm cái này hiệu quả nhất, bạn cần thành thạo kỹ năng đọc sách trong khi lên lớp, trong khi đi lâm sàng. (XEM VIDEO TẠI ĐÂY – Tôi và các học trò đều rất xuất sắc kỹ năng này).
Tuần thứ hai tôi sẽ đào sâu tìm hiểu về cơ chế bệnh sinh, lục lại sách sinh lý bệnh. Rồi cả sách sinh lý, hoặc giải phẫu, mô phôi nếu có vấn đề nào đó tôi quên.
(Tình cờ, đây cũng chính là một lượt tôi ôn các môn cơ sở cho kỳ thi nội trú. Nhưng nó ưu việt hơn hẳn, bởi tôi học có mục tiêu, mục đích rõ ràng. Nên nắm bắt và ghi nhớ cũng nhanh và sâu hơn).
Tuần thứ ba, thì xem lại một lượt các tiêu chuẩn chẩn đoán để chuẩn bị cho thi lâm sàng tốt nghiệp chuyên khoa (vào thứ 4, 5, hoặc thứ 6) và ôn thi lý thuyết để thi vào cuối tuần.
Với các chuyên khoa lẻ bên hệ Ngoại, thì tuần đầu tiên phải làm cả hai việc:
Vừa giải quyết các yêu của bộ môn đồng thời cũng lục tìm lại kiến thức nền.
Tóm lại,
(nếu chỉ có hai tuần, thì gộp nhiệm vụ tuần 1, 2 ở trên lại với nhau)
Các cấp độ của đọc:
Đa số mọi người chỉ dừng lại ở tầm nhận biết mặt chữ.
Bạn không nghe nhầm đâu. Hầu hết mọi người chỉ dừng lại ở mức “nhận biết mặt chữ” mà thôi.
Có khi đọc đến cuối trang thì quên mất đầu trang vừa đọc gì.
Vậy nên, đừng bao giờ hài lòng với kỹ năng đọc hiện tại của mình.
Lúc chưa biết cách đọc sách, ở năm thứ nhất, tôi đã dành tất cả buổi tối trong tuần chỉ để đọc trước một bài giải phẫu. Và rồi quên gần như tất cả. Đồng thời, tôi phải đánh đổi: bỏ bê những môn học khác.
Và khi lên năm thứ hai, năm thứ ba. Tôi nhìn thấy bạn bè mình vẫn hệt như tôi hồi năm thứ nhất.
Họ cũng dành cả tuần để đọc một bài nào đó, và bỏ qua những môn học khác.
Thậm chí, khi đang học sinh lý bệnh, họ lục tìm sinh lý để ôn lại. Mà lại đọc bài sinh lý mất cả buổi tối, thậm chí vài buổi tối.
Đó không phải là cách đọc sách thông minh.
Đó lại càng không phải là cách để bạn có thể trở nên xuất sắc trong việc học ở trường y dược.
Bạn cần phải biết cách đọc sách thực sự hiệu quả.
Có thể trước đây, bố mẹ – ông bà – thầy cô luôn khuyên bạn đọc sách TRƯỚC KHI LÊN LỚP.
Nhưng ngày nay, lời khuyên đó không còn phù hợp nữa rồi.
Tôi dành hàng giờ tại lớp học HUH (How to use your head) cả online và offline để huấn luyện cho học trò của mình cách đọc sách trong khi lên lớp và sau khi lên lớp.
Và chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt.
Họ có khả năng kết nối, gắn kết các luồng kiến thức tốt hơn.
Tập trung hơn khi nghe giảng.
Thấu hiểu bài do có nhiều góc nhiều, để đối chiếu so sánh.
Và cũng đến lúc bạn phải thay đổi cách ĐỌC SÁCH của mình rồi nếu bạn muốn trở nên xuất sắc, trong thời đại tràn ngập thông tin như ngày nay.
Tác giả, bác sĩ: Lê Trọng Đại
P/S: Tìm hiểu thêm về chương trình huấn luyện toàn diện cho sinh viên y dược TẠI ĐÂY