“Sơ đồ tiềm thức là gì vậy? Nó có khác gì với sơ đồ tư duy (Mindmap) của Tony Buzan không?”
Có thể bạn đã khá quen với sơ đồ tư duy của Tony Buzan.
Bạn đã từng nỗ lực dùng nó để cải thiện việc ghi nhớ trong học tập.
1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng và thậm chí nhiều tháng trôi qua, bạn liện tục nỗ lực để tìm cách ứng dụng mindmap vào ghi nhớ kiến thức học tập.
Rồi bỗng một ngày…
… “Sao lại vậy nhỉ?” Bạn chợt nhận ra một sự thật bất công!
Đúng là bất công đấy!
“Tại sao anh lại nói là sự thật bất công? Ý của anh ở đây là gì?”
Vâng, trước khi chia sẻ những bất công bạn đang gặp phải trong nỗ lực dùng Mindmap, hãy cho phép tôi được giới thiệu nhanh về bản thân mình.
Tôi là bác sĩ Lê Trọng Đại, hiện đang công tác tại phòng Quản lý chất lượng và khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện đa khoa Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (một bệnh viện đa khoa hạng I của TP. Hà Nội). Trong gần 10 năm qua, tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, hướng dẫn, huấn luyện cho hơn 10 ngàn sinh viên các trường y dược trong cả nước các phương pháp ghi nhớ – đọc sách – nghe giảng – ôn thi điểm cao, thông qua cả các lớp học online lẫn trực tiếp (offline).
Và tôi chính là cha đẻ của phương pháp sơ đồ tiềm thức (Submap) giúp cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và lâu bền hơn.
Trước khi bắt đầu giúp bạn hiểu hơn về submap, cũng như cách ứng dụng nó vào ghi nhớ trong học tập và cuộc sống. Tôi muốn lưu ý rằng, tôi không có ý khẳng định submap hiệu quả hơn mindmap. Cũng như việc chúng ta không thể nói tay quan trọng hơn chân, tình yêu quan trọng hơn tiền bạc vậy. Mỗi thứ đều quan trọng ở nơi nó quan trọng. Và tôi sẽ chỉ cho bạn thấy mindmap quan trọng khi bạn cần ghi nhớ gì.
OK! Chúng ta bắt đầu thôi nhỉ.
Trong quá trình nghiên cứ về khả năng ghi nhớ của não bộ. Tôi phát hiện ra, con người có thói quen là HÀNH ĐỘNG THEO THÓI QUEN.
Để tôi nhắc lại lần nữa nhé! Con người có thói quen là hành động theo thói quen.
Điều này, ở phần lớn trường hợp, giúp cho đầu óc chúng ta được giải phóng, cuộc sống trở nên đơn giản. Để tôi minh họa cho bạn bằng một ví dụ.
Lúc bạn mới tập xe đạp, bạn luôn phải để ý tay bóp phanh như thế nào, mắt nhìn thẳng nhìn xa như thế nào, chân đạp như thế nào. Nhưng đến bây giờ, bạn cứ ngồi lên xe, đầu óc miên man về buổi hẹn nào đó, hay chuyện tối nay sẽ ăn gì… và rồi “tự động” bạn về đến nhà.
Có hàng trăm, hàng ngàn thói quen như vậy trong mỗi chúng ta.
Và việc ghi nhớ cũng theo cách đó.
Lúc ta bắt đầu có nhận thức, ta hỏi bố/mẹ: “Bố ơi… cái này là gì ạ?”
“Quả bóng con ạ” Bố hào hứng trả lời.
Quay đi quay lại, bạn lại hỏi “Bố ơi, cái này là gì ạ?”
“Quả bóng con ạ” Bố vẫn hào hứng trả lời.
Bạn hỏi đi hỏi lại đến hàng chục lần, cho đến lúc bạn nhìn thấy nó và bạn nói “Đấy là quả bóng đấy. Bố tớ bảo vậy”
Như một thói quen, bạn “tự động” cho rằng việc học thuộc – ghi nhớ một thứ gì đó là bằng cách LẶP ĐI LẶP LẠI, NHẮC ĐI NHẮC LẠI.
Bạn còn nhớ lúc mình tập viết, hay lúc học bảng chữ cái không?
“Đúng rồi! Chúng ta ghi nhớ bằng cách VIẾT ĐI VIẾT LẠI, LẶP ĐI LẶP LẠI”
Và rồi, khi bước vào trường đại học y Hà Nội. Vẫn như một thói quen, tự động tôi cho rằng, để có thể đạt học bổng, để có thể tốt nghiệp loại giỏi như lúc ở THPT (Cấp 3), thì tôi cần phải lên giảng đường, thư viện, chăm chỉ thức khuya đến 1 – 2 thậm chí 3 giờ sáng như cái thời ôn thi đại học.
Tôi đã làm vậy suốt năm học thứ nhất (chúng tôi gọi là Y1).
Tôi đã bị dội một gáo nước lạnh vào đầu!
Bạn không nghe nhầm đâu.
Cầm trên tay bảng điểm học kỳ 1 năm thứ nhất (Y1). Tôi sốc toàn tập.
Tôi đã quá quen với những điểm 9, điểm 10, thậm chí điểm 10+ ở cấp 3.
Và giờ trước mắt tôi là điểm 5, 6, 7. Mà chủ yếu là 5 và 6.
Tôi đã thất vọng.
Tôi đã chán chường.
Và may mắn thay.
Phải nói là rất may mắn cho tôi lúc đó.
Đó là, tôi NGHI NGỜ về sự hiệu quả trong cách học của mình.
“Liệu có phải cứ chăm chỉ thức khuya dậy sớm, lên giảng đường thư viện là đạt kết quả cao hay không?”
“Liệu có phải cứ lặp đi lặp lại là sẽ ghi nhớ tốt hay không?”
“Liệu có tồn tại một cách nào khác, để giúp tôi gia tăng hiệu quả làm việc, có nhiều thời gian hơn không?”.
Tôi thực sự phát hoảng khi tưởng tượng mình cứ tiếp tục thức đến 1 – 2 giờ sáng liên tục trong 6 năm ở trường y Hà Nội, mà điểm số cứ 5, 6, 7 như thế này.
Và rồi một hành trình dài đã bắt đầu…
Nó bắt đầu chỉ bởi một khát khao cháy bỏng làm thế nào để thay đổi kết quả học tập hiện tại.
Mông lung, mơ hồ, không ai định hướng, không ai dẫn đường chỉ lối, một mình bước trên con đường co độc.
“Liệu có cách nào ghi nhớ thay vì cứ lặp đi lặp lại?”
Và rồi tình cờ, tôi biết đến Mindmap của Tony Buzan.
Tôi đã rất hào hứng, rất hy vọng vào nó.
Mọi ghi chép đều vẽ nhánh vẽ cây như Tony hướng dẫn. Tôi còn mua cả bộ bút màu bằng sáp để đảm bảo vẽ được lâu nhất, chứ bút dầu thì nhanh hết.
Thế nhưng sau khoảng hơn 2 tháng kiên trì với Mindmap, tôi ngồi nhìn lại và nhận ra. Tôi vẫn nhớ những cái mindmap vẽ đầu tiên. Nhưng những cái sau đó (từ cái thứ 2 – 3 trở đi) tôi không còn nhớ gì nữa.
Nó hệt như việc, ta rất hào hứng làm đề cương cho bộ câu hỏi tự luận. Những câu đầu tiên ta nhớ rất tốt. Nhưng những câu từ thứ 2 -3 trở đi, ta chẳng còn nhớ gì nữa. Chỉ cắm đầu viết viết, gõ gõ. Cố gắng cho nó xong cái đề cương mấy chục câu hỏi đó.
Bạn có thấy mình từng như vậy không?
Tôi phát nhận ra:
Tôi cứ mày mõ vẽ vẽ, tô tô (có lẽ do tôi không có năng khiếu vẽ – mỹ thuật). Bình thường, mỗi tối hai tiếng tôi có thể đọc được 20-30 trang A4 sách giáo khoa giải phẫu hay lý sinh. Nhưng khi bắt đầu dùng mindmap, mỗi tối đó tôi chỉ có thể đọc được 5-7 trang mà thôi.
Nhìn vào mindmap vừa vẽ xong, tôi có thể rất hào hứng bởi có cái nhìn tổng quát về bài học. Biết được ý nhỏ nào nằm trong ý lớn nào. Mục này có bao nhiêu ý nhỏ… Nhưng mọi thứ lại rất rời rạc, không phục vụ cho việc ghi nhớ.
Bạn có thấy mindmap giống với map không?
Nó giúp cho chúng ta biết ý nhỏ nào nằm trong ý lớn nào. Hệt như biết mình đang ở đường nào, thuộc phường nào, quận nào trên bản đồ (map).
“Liệu có phương pháp nào giải quyết được hai vấn đề trên không nhỉ?” Tôi tự hỏi mình.
Bởi sinh viên trường y dược có quá nhiều tại liệu phải đọc. Nếu có phương pháp nào đẩy nhanh được tốc độ đọc, ghi nhớ. Thay vì mất thời gian cho việc nắn nót, tô vẽ thì tuyệt vời quá.
Và quan trọng nữa, làm thế nào để kiến thức các phần, các bài học, và các môn học có thể liên kết – logic – móc nối với nhau đây? Có phương pháp nào giúp được việc này không?
“Nếu có thì kiến thức sẽ được liên hoàn, mình sẽ có cái nhìn tổng quát hơn”
Việc trăn trở với hai nhược điểm trên của mindmap. Và luôn suy nghĩ về câu trả lời cho hai câu hỏi trên đã giúp tôi sáng tạo ra Sơ đồ tiềm thức (submap).
Tại sao tôi gọi nó là Sơ đồ tiềm thức (Subconcious map)?
Bởi khi nghiên cứu sâu về tiềm năng não bộ và tâm lý học hành vi, tôi nhận thấy rằng mọi thứ con người trải qua – gặp phải – đưa vào trong tâm trí, nó vẫn còn nguyên trong tâm trí.
Có thể tức thời bạn quên – chưa nhớ ra. Nhưng trong phút tíc tắc nào đó, bạn “Ồ! Đúng rồi”.
Bởi vì nó vẫn còn ở đó. Và do chúng ta chưa biết cách KẾT NỐI chúng (các ký ức – trải nghiệm – kiến thức) lại với nhau. Nên ta mới để nó chìm dần vào quên lãng. Và thi thoảng, nó vô tình trội dậy.
Phải có cách để nó “hiện hình” theo ý muốn của ta, chứ không phải một cách tình cờ.
Và sơ đồ tiềm thức là giải pháp cho điều đó.
Những thứ ta đã từng đưa vào trong tâm trí (trải nghiệm, ký ức, kiến thức…) theo thời gian nó sẽ được “cất giữ” trong tiềm thức. Mặc dù, lúc mới tiếp nhận nó được giữ ở tầng ý thức.
Vậy bạn đã bao giờ thử tận dụng những thứ trong tiềm thức (ký ức, trải nghiệm) để ghi nhớ những thứ mới đưa vào (ở tầng ý thức chưa?)
Để tôi lấy một ví dụ minh họa cho ý tưởng này nhé.
Chúng ta bắt đầu bằng thứ đơn giản đi.
Bạn cần nhớ một danh mục sau khi đi ra ngoài chợ.
“Con mua cho mẹ 5 lon Coca, 1 cân thịt ba chỉ lợn, và 3 bình ga mini nhé”
Đây có thể là danh sách ngắn, và không quá khó để bạn ghi nhớ được nó.
Nhưng hãy chú ý!
Bạn nhớ được gì không quan trọng bằng CÁCH BẠN NHỚ NÓ.
Bởi khi bạn biết cách, thì cái nhỏ hay cái lớn, cái đơn giản hay cái phức tạp, bạn đều sẽ nhớ được.
Trong ký ức của tôi, hay của bất kỳ ai học qua lớp 5. Đều biết rằng xung quanh ta có 3 loại vật chất cơ bản: RẮN – LỎNG – KHÍ.
Đấy là thứ đã nằm trọn trong tiềm thức rồi, không bao giờ có thể quên được.
Vậy bạn có bao nhiêu thứ kiểu như vậy?
Nhiều lắm, cả tỷ thứ.
Như sáng tối, ngày đêm, trong ngoài, trên dưới, nặng nhẹ …
Và bạn đã từng tự hỏi “Mình tận dụng nó như thế nào để ghi nhớ đây?”
Hay một câu hỏi khác “Làm thế nào để những thứ có sẵn trong tâm trí mình, giờ đây trở nên hữu ích nhỉ?”
Và đó chính là sức mạnh của sơ đồ tiềm thức – tận dụng những thứ có sẵn trong tâm trí bạn, để kết nối – ghi nhớ những thứ mới.
Ồ! Khi nghe thấy Coca – thịt lợn – gas, giờ đây, theo phản xạ, tôi sẽ lục tìm ngay …
A! Rắn – lỏng – khí
Thịt (rắn) – Coca (lỏng) – Gas (khí)
Và vậy là tôi nhớ! Nhớ nhanh và nhớ lâu bền luôn.
Đây là kỹ năng, và kỹ năng thì có thể học được.
Và học được nhanh nhất, chuẩn xác nhất bằng cách cầm tay chỉ việc.
Vậy nên bạn có thể xem hướng dẫn thêm của tôi ở video dưới đây.
Chúng ta đều hiểu rằng, trí nhớ – việc ghi nhớ giúp chúng ta có lượng kiến thức dồi dào. Và đặc biệt, khi chúng ta có thể kết nối – liên kết các kiến thức với nhau, nó sẽ tạo cho chúng ta một sức đột phát lớn trong công việc và sự nghiệp.
Nếu ai đó hỏi, tại sao tôi có thể xuất sắc trong nhiều công việc, nhiều lĩnh vực.
Thì tôi sẽ tự hào nói rằng, do tôi làm chủ SƠ ĐỒ TIỀM THỨC (Submap). Tôi là cha đẻ của nó – Submap.
Và có thể bạn muốn học hỏi và thành thạo submap. Bạn muốn được tôi trực tiếp huấn luyện cầm tay chỉ việc.
Bạn có thể tham khảo thông tin tại đây (Chương trình How to use your head – HUH)
Hoặc tại chương trình THỬ THÁCH 14 NGÀY: Để ghi nhớ không còn là vấn đề
Cả hai chương trình huấn luyện này đều có phần online, đã được quay sẵn để bạn chủ động học bất kỳ đâu bất cứ lúc nào. Và cũng có thêm phần hỏi đáp – hướng dẫn trực tiếp, để đảm bảo bạn thành thạo Submap cũng như các kỹ thuật ghi nhớ khác do tôi nghiên cứu và đưa vào cuộc sống thực tiễn.
Bạn nộp học phí để học những thứ tuyệt vời và hữu dụng ngay lập tức. Nộp học phí để được học những thứ sách vở ngoài kia không bao giờ chia sẻ cho bạn.
Bạn sẽ bước sang trang mới hoàn toàn, để HỌC NHÀN MÀ HIỆU QUẢ! Tôi cam kết với điều này.
Tóm lại,
Bạn vẽ không đẹp, bạn muốn tiết kiệm thời gian để đọc được nhiều tài liệu hơn à Submap là giải pháp cho bạn.
Muốn tận dụng những trải nghiệm, kiến thức trong quá khứ. Muốn kết nối tất cả những hiểu biết của bạn thành một thể thống nhất đầy quyền năng à Submap là giải pháp cho bạn
Tác giả, bác sĩ: Lê Trọng Đại
bsletrongdai@gmail.com
Phòng Quản lý chất lượng
Bệnh viện đa khoa Đức Giang
Số 54 Trường Lâm, Long Biên, Hà Nội